3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM CAO SIÊU - THỨ TƯ

  •  
    Chi Tran - LEYEN CHUYỂN
     
     
     
     
       

    THỨ TƯ - TUẦN II THƯỜNG NIÊN - MC 3, 1-6

     

     
     
    BÀI ĐỌC I: Dt 7, 1-3. 15-17
     
    “Ngươi là tư tế theo phẩm hàm Menkixêđê tới muôn đời”.
     
    Bài trích thư gửi tín hữu Do-thái.
     
    Anh em thân mến, Menkixêđê này là vua Salem, tư tế của Thiên Chúa Tối Cao, ông đã đi đón Abraham đang trên đường về sau khi đánh bại các vua, ông chúc lành cho Abraham. Và Abraham dâng cho ông một phần mười các chiến lợi phẩm. Giải nghĩa tên ông, trước tiên thấy tên ông mang tên vua công chính, rồi ông lại còn là vua Salem, nghĩa là vua hoà bình. Ông không cha không mẹ, không gia phả, không ngày sinh, không ngày tử, nhưng ông được so sánh với Con Thiên Chúa, nên ông làm tư tế muôn đời.
     
    Việc còn hiển nhiên hơn nữa, nếu một tư tế khác được thiết lập theo phẩm hàm Menkixêđê, không phải chiếu theo luật xác thịt quy định, nhưng chiếu theo quyền năng của sự sống bất diệt. Vì đã chứng thực về ngài rằng: “Ngươi là tư tế theo phẩm hàm Menkixêđê tới muôn đời”.
     
    Ðó là lời Chúa.
     
    PHÚC ÂM: Mc 3, 1-6
     
    “Trong ngày Sabbat được cứu sống hay là giết chết?”
     
    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
     
    Khi ấy, Chúa Giêsu lại vào hội đường và ở đó có một người khô bại một tay. Người ta để ý quan sát xem Chúa có chữa bệnh trong ngày Sabbat không, để tố cáo Người. Chúa bảo người có tay khô bại rằng: “Ngươi hãy đứng ra giữa đây”. Rồi Người bảo họ: “Trong ngày Sabbat được làm sự lành hay sự dữ? Ðược cứu sống hay là giết chết?” Nhưng họ thinh lặng. Bấy giờ Người thịnh nộ đưa mắt nhìn họ và buồn phiền vì lòng họ chai đá, Người bảo bệnh nhân rằng: “Hãy giơ tay ra”. Người đó giơ tay ra và tay anh ta được lành. Lập tức, những người biệt phái đi ra bàn tính với những kẻ thuộc phái Hêrôđê chống đối Người và tìm cách hại Người.
     
    Ðó là lời Chúa.
     
    Suy niệm:
     
     
    Bài Tin Mừng hôm nay là cao điểm của năm cuộc tranh luận
     
    giữa Đức Giêsu với các kinh sư hay người Pharisêu (Mc 2, 1-3, 6).
     
    Đó là các cuộc tranh luận về quyền tha tội của Đức Giêsu,
     
    về chuyện Ngài ăn uống với người thu thuế, chuyện môn đệ không ăn chay,
     
    chuyện môn đệ bứt lúa ngày sabát, và cuối cùng là chuyện Ngài chữa bệnh.
     
     
    Trong hội đường, vào một ngày sabát, một người có bàn tay bị teo đi dự lễ.
     
    Các người Pharisêu rình xem Đức Giêsu có chữa cho anh ấy không.
     
    để có cớ tố cáo Ngài.
     
    Đức Giêsu chủ động đưa âm mưu của họ ra ánh sáng.
     
    Ngài muốn công khai hóa và chính thức hóa việc làm của mình,
     
    bởi vậy Ngài mới nói với người bị tật rằng: “Anh hãy trỗi dậy ra giữa đây!”
     
    Như thế mọi người trong hội đường đều thấy được anh.
     
    Rồi Ngài đặt câu hỏi với các người đang rình rập Ngài
     
    về điều được phép làm trong ngày sabát:
     
    được làm điều tốt hay điều xấu, cứu sống hay giết chết?
     
    Câu trả lời tưởng như quá rõ ràng,
     
    nhưng ta nên nhớ rằng chữa bệnh ngày sabát bị coi như lao động.
     
    Chỉ được chữa bệnh ngày sabát khi đó là một bệnh nguy tử.
     
     
    Anh bại tay không phải là người lâm cơn bệnh nguy tử.
     
    Nếu hoãn lại đến ngày mai mới chữa anh, thì có vẻ cũng chẳng sao.
     
    Nhưng Đức Giêsu đã không chấp nhận sự trì hoãn này.
     
    Đối với Ngài, làm điều tốt là chữa ngay cho anh.
     
    Ngài không đợi anh ấy gần chết mới cứu sống.
     
    Cứu sống là cho con người được sống hạnh phúc dồi dào hơn.
     
    Một bàn tay héo khô, teo tóp, bại liệt,
     
    một bàn tay đàn ông chẳng còn làm việc được, chẳng còn tự phục vụ được,
     
    một bàn tay đã chịu tật nguyền như thế từ bao giờ,
     
    theo Đức Giêsu, bàn tay ấy phải được chữa lành ngay khi có thể.
     
    “Hãy giơ tay ra!”
     
    Người ấy đã giơ tay ra và tay anh trở lại bình thường.
     
    Giơ tay ra là điều trước kia anh mong muốn mà không làm được.
     
    Bây giờ anh có thể giơ tay để nắm lấy một bàn tay khác,
     
    và cảm được sự ấm áp chân thành của tình bạn.
     
    Có bao nhiêu bàn tay, dù không bại liệt, nhưng chẳng bao giờ bình thường
     
    vì chẳng bao giờ dám đưa ra để trao và để nhận, để nắm và để buông.
     
     
    Trước sự thinh lặng chai đá của các kẻ chống đối,
     
    Đức Giêsu vừa giận vừa buồn (c.5).
     
    Ngài chấp nhận trả giá cho quyết định của mình.
     
    Ngài đã chữa bệnh chỉ bằng một lời nói, chứ không bằng đụng chạm.
     
    Thế nên theo Luật Môsê, Ngài vẫn không bị coi là đã vi phạm ngày sabát.
     
    Cầu nguyện:
     
    Lạy Chúa,
     
    lúc đầu chúng con chỉ muốn cầm tay nhau
     
    để làm thành một vòng tròn khép kín.
     
    Sau đó chúng con hiểu rằng
     
    cần phải buông tay nhau
     
    để nhận những người bạn mới,
     
    để vòng tròn được mở rộng đến vô cùng
     
    và trái tim được lớn lên mãi.
     
     
    Lạy Chúa, chúng con biết rằng
     
    cần phải nối vòng tay lớn
     
    xuyên qua các đại dương và lục địa.
     
    vòng tay người nối với người,
     
    vòng tay con người nối với Tạo Hóa.
     
     
    Chúng con thích Chúa
     
    đứng chung một vòng tròn
     
    với tất cả loài người chúng con,
     
    nắm lấy tay chúng con
     
    và đưa chúng con lên cao.
     
     
    Ước gì việc Chúa giang tay trên thập giá
     
    giúp chúng con biết cầm lấy tay nhau
     
    và nhận nhau là anh em.
     
    Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
     
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM MINH ANH - CN2TN-A

  •  LM MINH ANH
     
     
     
     

    TIẾN VỀ PHÍA MÌNH

    “Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình!”.

    A. J. Gordon nhận xét, “Nếu bạn phá một tổ chim sẻ, nó sẽ làm lại tổ ở chỗ cũ; nếu bạn kéo xuống nhiều lần, nó sẽ tìm một địa điểm cao hơn, ít bị tổn thương hơn. Không phải lúc nào Kitô hữu cũng khôn ngoan như vậy! Họ tạo những nơi trú ngụ của hạnh phúc trong thế giới tạm thời này, chỉ để thấy chúng bị kéo xuống hết lần này đến lần khác. Sau những tiếng thở dài và nước mắt, họ bắt đầu xây lại tất cả theo cùng một cách. Không bao giờ họ nhận ra rằng, qua những thất bại, Thiên Chúa đang ‘tiến về phía mình’, hướng dẫn họ đặt sự an toàn của họ vào Ngài!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Với nhận xét của Gordon, phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay tiết lộ một sự thật rằng, Thiên Chúa luôn tiến về phía con người; và mỗi người có thể nói, Ngài ‘tiến về phía mình’, không chỉ “hướng dẫn họ đặt sự an toàn của mình vào Ngài”, nhưng còn để trao cho họ một sứ mệnh!

    Thiên Chúa tiến về phía con người, vì Ngài yêu thương mỗi người từ ngàn đời; Ngài cưu mang nó, dõi theo nó từng phút giây. Trong bài đọc thứ nhất, Isaia xác tín Thiên Chúa ‘tiến về phía mình’, “Ngài là Đấng nhào nặn ra tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ”. Cả Phaolô và Sostênê trong bài đọc hai cũng thế, “Chúng tôi là những người được gọi làm tông đồ”. Thiên Chúa luôn “đi bước trước!”; Phúc Âm hôm nay mở đầu rằng, “Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình!”.

    Tại sao Thiên Chúa tiến về phía con người? Chỉ vì Ngài yêu nó! Ngài không bao giờ áp đặt ai; không bao giờ xông vào nhà ai và buộc ai thừa nhận Ngài. Ngài chực chờ ở cửa, và luôn hy vọng chúng ta thoáng thấy Ngài, nhận ra tình yêu Ngài, tất cả những gì trái tim chúng ta khao khát. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cánh cửa trái tim chúng ta rộng mở? Ngài sẽ khiến chúng ta từ bỏ ích kỷ, tham lam, ham muốn, đố kỵ; mở ra những chân trời không tưởng, mang đến một chiều kích mới mẻ cho những ngày tháng nghèo nàn, phù du của chúng ta trên trái đất này.

    Câu hỏi thứ hai, vậy Chúa tiến về phía con người để làm gì? Ngài tiến về phía nó để ban cho mỗi người một sứ mệnh siêu việt: làm chứng cho Ngài, không chỉ bằng lời nói, mà bằng tất cả những gì nó là. Với Isaia, “Này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân”; và Isaia xác tín, “Để tôi trở thành người tôi trung, đem nhà Giacóp về cho Người và quy tụ Isaia chung quanh Người”. Cũng thế, với Gioan, “Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình, liền nói, ‘Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian!’”. Gioan không nói về mình nhưng nói về Chúa Giêsu.

    Đức Phanxicô nói, “Giáo Hội mọi thời, được mời gọi làm điều Gioan làm: chỉ Chúa Giêsu cho thế giới và nói, “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian!”. Ngài là Đấng Cứu Rỗi Duy Nhất! Ngài là Chúa, khiêm hạ, ở giữa tội nhân; chính Ngài, không có Đấng nào khác. Không, chính Ngài! Khốn thay Giáo Hội khi tuyên xưng chính mình; làm thế, Giáo Hội mất phương hướng, không biết mình đi đâu! Giáo Hội loan báo Chúa Kitô; không cao rao chính mình!”.

    Anh Chị em,

    “Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình!”. Ngài vẫn đang tiến về phía bạn và tôi dưới nhiều hình thức, cách thế. Nhưng ở bất cứ dạng nào, Ngài vẫn trao cho chúng ta cũng một sứ mệnh, “trở thành ánh sáng muôn dân”, “đem ơn cứu độ của Ngài đến tận cùng cõi đất”. Ngài tiến về chúng ta để mỗi người có thể chỉ thẳng Giêsu và nói, “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian!”. Chúng ta có thể trải nghiệm cách thức Ngài đến; âm thầm qua Lời Chúa; nghiệt ngã qua một tai ương hay một sự hiểu lầm… Tắt một lời, hằng giây hằng phút, Chúa đang đến với chúng ta! Trong những ngày cuối năm này, Ngài đang đến giữa những khó khăn của mỗi người, mỗi gia đình; và ở bất cứ hoàn cảnh nào, bạn và tôi vẫn xác tín, Chúa đang ‘tiến về phía mình!’.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, để đáp lại tình yêu Chúa, cho con sẵn sàng thưa lên như lời Đáp Ca hôm nay, “Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài!”; cho con biết, đó là điều đẹp lòng Chúa nhất!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - TGP SAIGON

  •  TGM NGUYỄN NĂNG
     

    Thứ Bảy tuần 1 Thường niên năm I - Đồng cảm (Mc 2,13-17)

    Tin mừng: Mc 2, 13-17

    13 Đức Giê-su lại đi ra bờ biển hồ. Toàn thể dân chúng đến với Người, và Người dạy dỗ họ. 14 Đi ngang qua trạm thu thuế, Người thấy ông Lê-vi là con ông An-phê, đang ngồi ở đó. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người.

    15 Người đến dùng bữa tại nhà ông. Nhiều người thu thuế và người tội lỗi cùng ăn với Đức Giê-su và các môn đệ: con số họ đông và họ đi theo Người. 16 Những kinh sư thuộc nhóm Pha-ri-sêu thấy Người ăn uống với những kẻ tội lỗi và người thu thuế, thì nói với các môn đệ Người: “Sao! Ông ấy ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi!”

    17 Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói với họ: “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Thiên Chúa gọi kẻ Ngài muốn. Chúa kêu gọi ông Lêvi và giúp ông thoát khỏi cảnh sống bất công. Chúa cũng kêu mời từng người chúng ta theo Ngài, để sống đời thánh thiện.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ban cho con một điều rất quý là sự tự do. Vì có tự do, con phải chọn lựa: hoặc theo Chúa, hoặc theo ma quỷ, tội lỗi, thế gian. Theo Chúa là để sống một cuộc đời thánh thiện, theo Chúa cũng có nghĩa là từ bỏ tội lỗi, tính mê nết xấu.

    Lạy Chúa, chắc chắn rằng trong niềm tin, con đã chọn Chúa, nhưng trong cuộc sống, rất nhiều lần con đã làm theo ý của ma quỷ, thế gian và xác thịt. Con cần phải đứng về phía Chúa để loại trừ tội lỗi. Tuy nhiên, cũng như ông Lêvi được Chúa yêu thương, con cũng cần được Chúa ghé mắt đoái nhìn.

    Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đi đến dùng bữa tiệc tại nhà ông Lêvi. Đó là cử chỉ thân tình và Chúa đã biểu lộ lòng nhân từ. Chúa đến nhà ông như một dấu hiệu ông đã thuộc về Chúa. Hôm nay, không những Chúa đến với con, mà còn hơn thế nữa, Chúa dẫn con đến nhà Chúa, đến với Chúa để hưởng trọn niềm vui của người được ơn tha thứ.

    Xin Chúa giúp con biết dứt khoát, cương quyết can đảm đứng dậy đi vào cuộc sống mới, như ông Lêvi đã hành động.

    Chúa đã gọi tên ông Lêvi và kêu mời ông đi theo Chúa. Hôm nay Chúa cũng gọi đích danh con, Chúa đang đứng đó chờ con. Xin Chúa giơ tay cứu vớt tâm hồn con đang ngập tràn tội lỗi. Được ở bên Chúa, con cảm thấy an tâm và hạnh phúc, vì Chúa có sức mạnh thay đổi tâm hồn và cải hóa con trở thành người tốt. Amen.

    Ghi nhớ: “Ta không đến để kêu gọi những người công chính, mà kêu gọi những người tội lỗi”.

    Kính chuyển:

    Hồng

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - ĐẠO BINH ĐỨC MẸ

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM MINH ANH -

  •  LM MINH ANH
     
     
     
     

    LIÊN ĐỚI ĐẾN MỨC CÓ THỂ

    TIN MỪNG MAC-CÔ 1, 40-45

    “Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và nói, ‘Tôi muốn anh sạch đi!’”. cÂU 41

    Vào thời nô lệ, một ông chủ da trắng rất hà khắc đã mua được một thanh niên rất chăm chỉ. Sau một thời gian, ông phát hiện người này có ảnh hưởng rất lớn trong số nô lệ của ông. Ông đem lòng yêu thương và ngỏ ý cho anh được tự do; thế nhưng, người này từ chối! Anh tiếp tục là một nô lệ vì anh muốn ‘liên đới đến mức có thể’ với số phận của những con người đau khổ mà anh rất yêu quý; anh muốn cứu họ trong khả năng của anh. Sau một thời gian, bằng gương sáng, đạo đức và vui tươi, người thanh niên nô lệ đã cảm hoá không chỉ những người bạn cùng cảnh ngộ nhưng cảm hoá được cả ông chủ. Và tất cả họ đã sống chan hoà với nhau như một gia đình!

    Kính thưa Anh Chị em,

    Với Tin Mừng hôm nay, sẽ khá bất ngờ khi chúng ta gặp lại người thanh niên nô lệ nơi Chúa Giêsu! Một chi tiết nhỏ sẽ mở ra một ngạc nhiên lớn; đồng thời, tiết lộ một bí ẩn nơi con người Ngài. Chi tiết nhỏ ấy là, Ngài “giơ tay đặt trên người hủi và nói, ‘Tôi muốn!’”; và bí ẩn ấy là, Con Thiên Chúa muốn ‘liên đới đến mức có thể’ với người bệnh, đại diện cho cả nhân loại khốn cùng.

    Đến với Chúa Giêsu là một con hủi bất hạnh, bất hạnh không chỉ vì anh cùi hủi nhưng vì anh gặp phải sự lạnh lùng từ những tâm hồn cùi hủi. Cuộc sống của anh là một cái chết chậm; chết do bệnh tật tàn phá thân xác, chết do mặc cảm huỷ hoại tinh thần. Và sẽ ngạc nhiên hơn nếu chúng ta coi sự lở lói thân xác như một biểu tượng tàn phá của tội lỗi đối với con người, một bí ẩn huyền nhiệm hơn. Lẽ ra, Chúa Giêsu chỉ cần đứng xa xa và nói, “Hãy lành!”; nhưng không, Ngài lại gần, chạm vào anh. Theo luật Do Thái, ai chạm phải kẻ ô uế, người ấy ô uế. Vì xót thương con người, Chúa Giêsu chấp nhận nhiễm uế; Ngài trở nên uế tạp để có thể cứu lấy một nhân loại uế tạp. Phaolô diễn tả bí ẩn này một cách thâm trầm trong thư Philipphê, “Ngài hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế”. Không chỉ nên phàm nhân, “Ngài trở nên tội nhân”, để ‘liên đới đến mức có thể’ với tội nhân. Bí ẩn này đã phần nào hé lộ ngay từ lúc Ngài nối đuôi dòng người có tội bên bờ Giorđan để xin Gioan thanh tẩy.

    Vậy tại sao Con Thiên Chúa lại muốn liên đới đến mức ấy? Ngài liên đới chỉ vì Ngài muốn. Ngài muốn con người không chỉ lành lặn phần xác nhưng được lành thánh phần hồn; Ngài muốn nó được giải thoát khỏi mọi tội lỗi, điều đang giết chết nó, khiến nó chai cứng và trơ lì. Thư Do Thái hôm nay viết, “Anh em hãy khuyên bảo nhau cho đến bao lâu còn nói được là “hôm nay”, để không ai trong anh em bị tội lỗi mê hoặc và trở nên chai đá”; Thánh Vịnh đáp ca cũng lặp lại ao ước này, “Ước chi hôm nay anh em nghe tiếng Người, ‘Các ngươi đừng cứng lòng!’”.

    Anh Chị em,

    “Tôi muốn!”. Chúa Giêsu muốn! Ngài muốn làm người, để không chỉ cảm hoá một số người nên một gia đình như người thanh niên nô lệ đã làm; còn hơn thế, Ngài muốn họ nhận ra Ngài là Mục Tử Nhân Lành chăm sóc tất cả mọi người, cả tớ lẫn chủ. Hơn cả một gia đình, Ngài sẽ biến những tội nhân luôn nghiêng chiều về tội, rồi đây, sẽ trở thành thánh nhân; và Ngài sẽ là Trưởng Tử giữa một đàn em đông đúc của một đại gia đình, ngày kia, trên thiên quốc, vui hưởng sự sống đời đời với Ngài. Đây chính là một cuộc tạo dựng mới, một cuộc tạo dựng thứ hai cần thiết; và đó cũng là mục đích tối cao của việc Ngài muốn ‘liên đới đến mức có thể!’. Lời Chúa mời gọi bạn và tôi nhìn lại mức độ liên đới của mình với những anh em, chị em Chúa đặt bên cạnh. Chúng ta có đón nhận, cầu nguyện, hy sinh, tôn trọng và liên đới với họ đến mức Chúa muốn không?

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, để có thể cảm hoá một ai đó, xin cho con biết ra khỏi chính mình, cúi xuống, ôm lấy và xót thương!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

Subcategories