4. Bánh Sự Sống

BÁNH SỰ SỐNG - THỨ NĂM CN34TN-C

  •  
    Hong Nguyen - Nov 27 at 7:07 PM
     
     




    THỨ 5-  TUẦN 34 THƯỜNG NIÊN C


    Tin mừng Lc 21: 20-28


    Noel Quession - Chú Giải

    Bài đọc II : Đn 6,12-18

    Đaniel trong hang sư tử.

    Ở đó nữa, phải chấp nhận loại "dụ ngôn". Cảnh này thường được lấy lại trong các bài ca "negro-spirituals". Đaniel tỏ ra như biểu tượng của sự trung thành với Thiên Chúa là Đấng thắng mọi người âm mưu chống tại Người".

    Đaniel thuộc con cái Giuđa dải lưu đày, đã chẳng xem sao lề luật và chiếu chỉ vua đã qui định mỗi ngày nó đọc kinh cầu nguyện ba lần.

    Người ta tố cáo ông như thế. Một người dám cầu nguyện. Kinh nguyện mà Đaniel đã đọc ba lần một ngày dĩ nhiên là " Schéma Israel". Đây là dấu chỉ Đức tin của ông, dấu chỉ ông thuộc về dân ưu tuyển.

    Chúa Giêsu cũng sẽ đề ra một kinh chính thức, kinh " Lạy Cha ", mà các Kitô hữu đầu tiên cũng đọc ba lần một ngày.

    Lạy Chúa, xin giúp chúng con cầu nguyện.

    Đâu là sự trung thành cầu nguyện của tôi ? Đâu là sự mực thước của tôi ? Đôi khi người ta phê bình tập quán cầu nguyện mực thước, " Kinh Sáng", "Kinh Chiều". "Kinh khi dùng bữa" Thật sự những việc tốt đẹp nhất có thể trở thành hủ lậu. Nhưng điều đó không cất mất giá trị của sự việc. Cần phải gìn giữ, hay trả lại giá trị cho mọi kinh nguyện.

    Hỡi Đaniel tôi tớ Thiên Chúa hằng sống, Thiên Chúa ngươi hằng thờ lạy.

    " Sự trung thành" không phải là một giá trị thịnh hành HÔM NAY ! Mọi sự đổi thay, mọi sự tiến hóa.

    Và dầu vậy ! Tại sao không "trung thành" với chân lý, với tình yêu ? chúng ta mỗi người nghĩ gì về những người "trung thành" với sự đoan kết của họ, về những người " bất tín" với sự đoan kết của họ, về những người "bất tín" đối với chúng ta?

    Lạy Chúa, xin làm cho chúng con nên trung tín.

    Xin cho chúng con kiên trì, và tăng trưởng trong mọi mối tình của chúng con.

    Thiên Chúa của Đaniel mới là Thiên Chúa hằng sống và hằng có đời đời.

    Một sự trung tín vui vẻ có sức lây lan truyền thống : Nó tỏ bày Thiên Chúa, Đaniel, do thái độ cầu nguyện của ông, đã mở rộng một lỗ hổng trong lòng những người nhìn ông sống và cầu nguyện.

    Cầu nguyện : dấu chỉ của Thiên Chúa.

    Cầu nguyện : dấu chỉ hiện sinh, thực nghiệm về Thiên Chúa.

    Cầu nguyện : hàng động Phúc-âm hoá, tỏ bày Tin Mừng. Không phải do từ ngữ hay bàn cãi, nhưng do hành động làm người ta nói tới " Thiên Chúa". Người ta nói, Thiên Chúa có tầm quan trọng đối với chúng ta. nhưng với điều kiện là kinh nguyện phải chân thực. Với điều kiện là nó không chỉ là "một suối lời nói, một sự bẻm mép hình thức". Với điều kiện nó phải là " cuộc gặp gỡ Thiên Chúa", "đối thoại với Người", "đối thoại với anh !".

    Nước Người không hề tan rã, và quyền bính Người tồn tại đến muôn đời. Chính Người là Đấng giải thoát và cứu-độ. Người làm những dấu lạ và những việc kỳ diệu trên trời dưới đất.

    Lại cả một thần học về lịch sử.

    Một "Lịch sử Thánh" diễn ra giữa lòng "lịch sử phàm tục". Thiên Chúa hành động. Người cứu-độ ( trong hiện tại). Người giải thoát (trong lúc này).

    Mọi nỗ lực kiểm điểm đời sống đều là cố gắng khiêm tốn khám phá ra "công trình mà Thiên Chúa hiện đang thực hiện" trong "một sự việc của đời sống", trong "một biến cố".

    Lạy Chúa xin giúp chúng con đọc được và giải thoát các biến cố.

    Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống với Chúa …cộng tác với các công việc của Chúa…kinh nguyện được quan niệm như thế không phải là trốn chạy hành động. Đây là lúc hành động tập trung ý thức hơn, cũng đè nặng trên thế giới và lịch sử. Kinh nguyện đưa chúng ta lại gần các trách vụ của chúng ta, để " làm việc với Chúa, lạy Chúa".

    BÀI TIN M
    ỪNG : Lc 21,20-28

    Phần đông các nhà chú giải nghĩ rằng, Thánh Luca đã viết Tin Mừng trong những năm tiếp sau năm 70. Do đó, những biến cố lịch sử đều chứng minh, Đức Giêsu đã nói đúng khi loan báo sự sụp đổ của Giêrusalem.

    Khi anh em thấy thành Giêrusalem bị các đạo binh vây hãm…

    Ở đây, Maccô và Matthêu nói : " Khi anh em thấy điều ghê tởm của sự tàn phá" (Mc 13, 14 ; Mt 24, 25). Chắc chắn, đó là điều mà trên thực tế Đức Giêsu đã nói, bằng cách lấy lại một lời tiên tri trong Đaniel 11, 13. Luca "dịch" các cụ thể hơn.

    Anh em đã biết rằng đã đến ngày thành phải hoang tàn. Bấy giờ, ai ở Miền Giuđê hãy trốn lên núi, ai ở trong thành, hãy bỏ đi nơi khác, ai vùng quê, thì chớ vào thành.

    Sau một thế kỷ bị Rôma chiếm đóng, cuộc nổi dậy đã được ấp ủ, cuối cùng đã bùng lên. Khoảng năm 60. Nhóm Zêlotê ( Nhiệt thành) cố gắng lôi kéo Đức Giêsu tham dự cuộc khởi nghĩa, đã tổ chức nhiều cuộc ám sát chống lại quân đội xâm chiếm. Ngày lễ Vượt-Qua năm 66, những người Zêlotê chiếm lâu đài của Agrippa và tấn công viên khâm sai tại Xy ri. Toàn thể dân tộc vùng lên. Vespasien được trao trách nhiệm dẹp cuộc phản loạn. Trong ba năm, ông đã lấy lại lãnh thổ môt cách có phương pháp và cộ lập Giêrusalem. Ông tập trung các lực lượng hùng hậu : Lữ đoàn V, X và XV. Rồi hoàng đế để cho người con trai trẻ trung, của ông là tướng Titô lo việc kết thúc chiến tranh. Việc vây hãm Giêrusalem, pháo đài nổi tiếng là không thể nào chiếm được, kéo dài một năm, với bảy mươi ngàn bộ binh và mươi ngàn kỵ binh. Ngày 17 tháng 7 năm 70, lần đầu tiên từ cuộc lưu đày chấm dứt các nghi lễ tiến dân trong Đền thờ. Kể từ đó, nghi lễ không bao giờ được lặp lại.

    Sử gia người Do Thái Flavius Jósephus nói : một triệu một trăm ngàn người bị giết trong cuộc chiến này, chín mươi bảy ngàn tù binh bị dẫn đi lưu đày.

    Khốn thay những người mang thai và những người cho con bú mớm trong những ngày đó.Vì sẽ có cơn khốn khổ gian nan trên đất này. Họ sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm, sẽ bị đày đi khắp các nước, và Giêrusalem sẽ bị dân ngoại gìay xéo…

    Đức Giêsu, khi báo trước tai họa khủng khiếp cho toàn thể quốc gia dân tộc mình, Người không có vẻ gì là một người cuồng tín kêu gọi trả thù báo oán. Những lời Người dùng là những lời diễn tả đau khổ. Thật là xúc động khi nghe người khóc thương những người mẹ, xấu số của dân tộc này, cũng chính là dân tộc của Người.

    Giêrusalem sẽ bị dân ngoại giày xéo cho đến khi mãn thời của dân ngoại

    Hình như Đức Giêsu loan báo một thời gian sẽ dâng cho việc Tin Mừng hóa các Dân ngoại. Vào thời điểm đó, có thể ít –ra-en sẽ trở lại với Đức Kitô, Đấng đã bị họ từ chối. Đó là lời cầu nguyện và niềm hy vọng của Thánh Phaolô (Rm 11 25-27), được Thánh Luca chia sẻ (Lc 13,35). Tôi có chia sẻ niềm hy vọng này không ?

    Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh tượng biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn siêu phách lạc, chớ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các tinh tú bầu trời sẽ bị lay chuyển.

    Đây là ngôn ngữ truyền thống thuộc loại Khải Huyền. Theo quan niệm thời đó, ba khoảng không gian lớn lao bị rung chuyển : Trời , đất và biển . . . sự hỗn độn xảy ra trong vũ trụ.

    (So sánh với Isaia 13,9-10 ; 34,3-4, cũng sử dụng cùng kiểu nói hình ảnh đề cập tới sự sụp đổ của Babylon .

    Bấy giờ, thiên hạ sẽ thấy Con Người rất uy nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến.

    Có phải, vì không hiểu rõ kiểu nói Khải huyền đó, mà người ta đã bước sang một lời tiên tri khác, đề cập tới sự kiện "thế mạt" không ? vài nhà chú giải nghĩ đúng thế. Một số khác nghĩ rằng Đức Giêsu tiếp tục nói đến sự đổ nát của Giêrusalem : Con Người "đến" trong nhiều biến cố lịch sử, đặc biệt trong biến cố trên, việc thờ tự của Đền thờ đã bị hủy

    bỏ... Tiếp theo là việc thờ tự đích thực chung quanh Thân Thể Đức Kitô, trong Giáo hội, Đền thờ mới của Thiên Chúa.

    HTMV Khóa 10 - ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn
     
    Kính chuyển:
    Hồng
     

BÁNH SỰ SỐNG - THỨ TƯ CN34TN-C

  •  
    Hong Nguyen - Nov 26 at 5:28 PM
     
     


    THỨ 4 - TUẦN 34 THƯỜNG NIÊN C



    Tin mừng Lc 21: 12-19


    Noel Quession - Chú Giải


    Bài đọc I: Đn 5, 1-6.13-14.16-17.23-28

    Bữa tiệc của Baltassar.

    Trong một bản văn "được tô vẽ" bằng những chi tiết cụ thể và đã gợi hứng bao nhiêu là "bức họa" thời danh, hiển nhiên là phải giữ lại điều cốt yếu. Bữa tiệc này kể như biểu tượng của ngẫu tượng giáo" mọi thời:

    "Cơn cám dỗ kiêu ngạo": Một đại tiệc... cả ngàn khách dự... ăn trong chén đĩa bằng vàng hay bằng bạc. Nhà vua phô bày sự xa hoa của mình. Ai trả giá cho mọi sự đó? Chắc chắn là những người nghèo trong xứ. Nhưng ông không hề gì tới đó Ông nhận bùn, nghiền sát những người bé mọn bằng sự kiêu căng của mình.

    " Cơn cám dỗ xác thịt": người ta nghĩ tưởng ra sự say sưa nhục dục mà các nghệ sĩ đã nhấn mạnh... rượu dư dật, các phụ nữ và ca sĩ". Khi con người buông mình theo bản năng mình, bị khích động bài rượu và phái tính, nó không dừng lại nữa trong sự suy thoái và ti tiện.

    "Ngạo mạn với Thiên Chúa": Trong tình trạng này thường con người công kích đến Thiên Chúa, khi cố khiêu khích Người bằng sự phạm thượng và phạm Thánh. Baltasar, để chứng tỏ là mình đã vượt ra mọi vật tượng tôn giáo, đã tưởng đến việc "uống bằng các bình thánh đã ăn cắp được ở Đền thờ". Có bao nhiêu cách khác để chế nhạo Thiên Chúa.

    "Nỗi sợ và ưu tư về đời sau": Hôm nay người ta nói về nỗi âu lo siêu hình của người vô thần, người ta chân nhận sự phát sinh các thực hành mê tín và pháp thuật, nơi những người không tin và Thiên Chúa thật.

    Vua không tôn vinh Chúa, đang cầm trong tay vận mệnh và đường lối của Đức Vua.

    Đối mặt với thuyết duy vật lương dân này, Đaniel nhắc lại "Thiên Chúa thật".

    Đối với người muốn qua mặt Thiên Chúa; vị sứ ngôn bằng một lời nhắc lại sự tùy thuộc căn bản của họ: "Thiên Chúa cầm trong tay hơi thở của vua".

    Tôi nói lại cho mình lời thần linh này. Nó diễn tả bằng một hình ảnh cảm động, rằng tôi dòn mỏng, nghèo nàn, hạn chế biết bao!

    Tôi biết ngày kia hơi thở tôi sẽ ngừng tôi biết tôi phải chết. Tôi phải rút ra từ đó những kết luận nào? Điều đó đòi tôi phải có thái độ nào? Lúc này, điều đó gợi cho tôi lời kinh nào?

    Thiên Chúa đã đếm đủ số triều đại nhà vua rồi.

    Chúng ta biết, sau cái chết của Nabukôđônôsor vương quốc Babylon bị phân chia thành hai vương quốc, Mê-đi và Hy Lạp.

    Biến cố lịch sử, biến cố chính trị, nhân sinh.

    Điều đó không ở ngoài Thiên Chúa, nó ở trong tay Chúa.

    Đã cân vua trên cán cân, và thấy vua hụt cân.

    Ông vua vĩ đài này tin là mình quan trọng lắm? Thiên Chúa lại thấy ông quá nhẹ! nhìn từ quan điểm Thiên Chúa, người ta không có cùng một tỉ lệ như chúng ta thấy họ ở dưới đất này. Người đứng đầu một việc lớn, người trưởng thành và được kính trọng, bị ganh ghét… có thể bị Thiên Chúa coi nhẹ. Người bị khinh miệt, không quan trọng... Có thể được Thiên Chúa coi trọng và lớn lao.

    Lạy Chúa, xin giúp chúng con lượng giá mọi sự việc và mọi người theo cân lương thực, theo mức độ Thần Linh.

    Ai có thể làm cho ngày sống của tôi HÔM NAY có trọng lượng? Tôi phải đặt hành vi nào trong các hành vi của tôi?

    Kinh nguyệt nào sẽ làm cho đời tôi có cường độ?

    BÀI TIN MỪNG: Lc 21, 12-19

    Anh em sẽ bị người ta bắt bớ, ngược đãi, nộp cho hội-đường, bỏ tù…

    Đức Giêsu loan báo, trước khi thành Giêrusalem và Đền thờ bị tàn phá, các môn đệ của Người sẽ bị ngược đãi. Khi Luca viết điều này, thì sự việc đã xảy đến!

    "Phêrô và Gioan nói với dân... Viên lãnh binh Đền thờ là những người thuộc phải Xa-đốc sấn lại nơi các ông...Họ tra tay trên các ông và tống ngục để chờ ngày mai ". Chính Thánh Luca đã kể lại trong sánh Công vụ các Tông đồ như thế (Cv 4,13. 5,18. 8,3. 12,4). "Các lãnh binh của thành Philipphê truyền lệnh cho giật tung áo xổng của Phaolô và Sila và cho đánh đòn. Sau khi các ông đã bị đánh nhừ nhiều đòn rồi, thì họ cho tống ngục" (Cv 16,22-23).

    Các tông đồ xin các dấu hiệu. Đây là một dấu hiệu: sự bắt bớ. Sự chờ đợi thời cánh chung là một thử thách. Đó là điều Đức Giêsu báo trước…chứ không phải "ngày giờ" thế mạt.

    Vì danh Thầy, anh em sẽ bị người ta điệu đến trước mặt vua Chúa quan quyền.

    Danh Đức Giêsu. Dấu chỉ của đối kháng. Danh bị người ta cười nhạo. Danh mà người ta loại bỏ. "Tên " là biều tượng của con người.

    Các tồng đồ là nhứng người nghe Đức Giêsu loan báo điều đó, vài năm sau sẽ hân hoan bước ra khỏi Công nghị, vì đã thấy mình đang được chịu sỉ nhục vì Danh Đức Giêsu: Tuy nhiên, không hơn gì ta, các ông cũng không thiếu những sỉ nhục, đau khổ. Vậy, tại sao các ông lại tràn đầy niềm vui?

    Đó là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy.

    Bách hại là một điềm may, một niềm vui bởi vì đó là dịp của Đức Giêsu, một cuộc Tin Mừng hóa.

    Thánh Phaolô thường nói sẽ nối lại, việc ông vào tù ra khám giúp ông rao giảng Tin Mừng tốt biết bao: đó là một cách thế xem ra nghịch đường để ngỏ lời với những kẻ nắm quyền cao hơn của thời đại. Những người dân ngoại: có thế lực đã nghe nói về Đức Kitô trong trường hợp đó: Agippa II (Cv 26, 1). …những viên tổng trấn Gallius ở Côrintô (Cv 18, 12 ), Felix và Fstus ở Xêdarê (Cv 24,1. 15, 1). Những vị thẩm phán và các viên cai ngục, " Trong Phủ đường và khắp chốn, sự đã hiển nhiên là chính vì Đức Kitô mà tôi đã bị xiềng xích" (Pl 1,12).

    Tôi có thái độ lạc quan như thế không? Tôi có biết sử dụng những tình trạng bề ngoài có vẻ bất lợi, như dịp để nói Tin Mừng không?

    Làm chứng.

    Là "chứng nhân". Trong việc kết án mà thế giới hôm nay, cũng như thuộc mọi thời đại dành cho Đức Giêsu, tôi có hiện diện như chứng nhân biện hộ cho Người không?

    Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này là anh em khỏi lo phải bào chữa cách nào. Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thù của anh em không tài nào chống chọi hay bắt bẻ được.

    Phải, trước mọi tòa án của đế quốc, người ta không hiểu gì! Họ rất kinh ngạc "bởi vì các ông là những người vô học" (Cv 4,13). Các Kitô hữu đầu tiên không phải là những nhà thần học thông giỏi. Và những người Do Thái hấp thụ văn hóa Hy Lạp tự hỏi nhờ đâu mâ Stêphanô được khôn ngoan như thế! (Cv 6, 10).

    Luca viết những lời trên giữa lúc bị bách hại, là giúp ta tham dự vào thái độ lạc quan đầy cảm kích của các nhân chứng đầu tiên thời Giáo hội sơ khai.

    Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu. Có kiên nhẫn chịu đựng, thì anh em mới giữ được mạng sống mình.

    Vững tin. Kiên nhẫn. Dù sao vẫn vui mừng.

    Tôi có tin rằng, trong khi đi tới ngày "kết thúc, đời tôi, là tôi đang tiến tới "sự sống" không?
     
    Kính chuyển:
    Hồng
     

BÁNH SỰ SỐNG - THỨ HAI CN30TN-C

  •  
    Hong Nguyen
    Oct 27 at 5:38 PM
     
     



    THỨ HAI TUẦN XXX THƯỜNG NIÊN C

    LỄ KÍNH THÁNH SIMON VÀ THÁNH GIUĐA – TÔNG ĐỒ
     
     
     
    image.png
    Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo thánh Luca (Lc 6: 12-19)

    Trong những ngày ấy, Đức Giêsu đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là tông đồ. Đó là ông Simon mà Người gọi là Phêrô, rồi đến ông Anrê, anh của ông; sau đó là các ông Giacôbê, Gioan, Philípphê, Batôlômêô, Mátthêu, Tôma, Giacôbê con ông Anphê, Simon biệt danh là quá khích, Giuđa con ông Giacôbê, và Giuđa Ítcariốt, người đã trở thành kẻ phản bội. Đức Giêsu đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giuđê, Giêrusalem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xiđôn đến để nghe Người giảng và để được chữa lành bệnh tật. Những kẻ bị các thần ô uế quấy nhiễu cũng được chữa lành. Tất cả đám đông tìm cách sờ vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người.


    Suy niệm

    Thầy Giêsu gọi và chọn mười hai môn đệ không chỉ là những người học trò nhỏ lắng nghe lời Thầy, nhưng trở nên người bạn hữu với Thầy (x. Ga 15), người bạn hữu tiếp tục sứ mạng của Thầy khi mang nhiều hoa trái (x. Ga 15) trong sứ vụ đem Tin Mừng cho nhân gian, đó là sứ vụ đem ánh sáng cứu độ mà Chúa Kitô được ủy thác khi Người đến trần gian.

    Người gọi các môn đệ “Các anh hãy theo Thầy” (Mt 4,19), một lời mời gọi lên đường. Hãy gắn bó với Thầy và chia sẻ thao thức của Thầy: Lên đường cùng Thầy chung tay gánh vác sứ vụ mang ánh sáng tình yêu cứu độ.

    Người môn đệ theo Chúa bỏ lại cái an toàn êm đềm bên gia đình, bên vợ con như Phêrô, êm ấm bên nghề nghiệp trong khoang thuyền, cạnh người cha đang vá lưới như trường hợp của Giacôbê và Gioan, chấp nhận ra khơi, bóc mình ra khỏi khung cảnh sống quen thuộc. Chấp nhận bấp bênh, không nhà cửa, không nghề nghiệp, để có thể đi đến mọi nhà, gặp mọi người, trong sự tận tụy chu toàn sứ mệnh loan báo Nước Thiên Chúa.

    Trong cuộc sống hằng ngày, Thiên Chúa vẫn gọi mỗi người trở nên môn đệ, bạn hữu trong bất cứ vị trí nào của cuộc sống: người linh mục, tu sĩ làm môn đệ qua đời sống thánh hiến cuộc sống cho sứ mạng, là bạn hữu và là người môn đệ đem ánh sáng Tin Mừng cho anh chị em. Người tín hữu Chúa Kitô trong bí tích Thanh Tẩy, chúng ta được trao một ngọn nến cháy sáng, ánh sáng đó trong thời gian trở nên sáng rực với tinh thần nghe tiếng gọi và từ bỏ bước theo.

    Lạy Chúa Giêsu, Chúa chọn gọi các môn đệ, các tông đồ để các ông lên đường đến với muôn dân, đem Tin Mừng tình thương cứu độ của Chúa cho họ. Xin giúp chúng con cũng biết noi gương các tông đồ và đặc biêt là tông đồ Simon và Giuđa mà chúng con mừng kính hôm nay trong sự trung tín và nhiệt thành với sứ vụ mà Chúa trao trong ngày nhận lãnh bí tích Thanh Tẩy, để luôn sinh nhiều hoa trái trong đời sống chúng con là hăng say tìm kiếm, dẫn đưa các linh hồn về cho Chúa. Amen.


    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

    Kính chuyển:
    Hồng
     

BÁNH SỰ SỐNG - THỨ BA CN31TN-C

  •  
    Tinh Cao - Nov 4 at 6:02 PM
     
     

    Thứ Ba CN31TN-C

     

     BÁNH SỰ SỐNG Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: (Năm I) Rm 12, 5-16

    "Kẻ này là chi thể của người kia".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

    Anh em thân mến, chúng ta tuy nhiều người, nhưng cũng chỉ là một thân thể trong Ðức Kitô, và tương quan với mỗi người, kẻ này là chi thể của người kia. Nhưng chúng ta được những ân huệ khác nhau tuỳ theo ân sủng đã ban cho chúng ta: nếu là ơn nói tiên tri, thì hãy xử dụng sao cho xứng đối với đức tin; nếu là chức phận giúp việc, thì hãy chuyên cần giúp việc; nếu là thầy dạy, hãy lo dạy dỗ; nếu là khuyên bảo, hãy lo khuyên bảo; nếu là người phân phát, hãy có lòng chân thành; nếu là người cai quản, hãy cần mẫn; nếu là kẻ thương giúp, hãy vui vẻ.

    Ðức ái không được giả hình. Hãy chê ghét điều ác và trìu mến điều lành. Hãy thương yêu nhau trong tình bác ái huynh đệ: Hãy nhân nhượng tôn kính nhau. Hãy siêng năng, chớ biếng nhác: hãy sốt mến trong tâm thần và phụng sự Chúa. Hãy hân hoan trong niềm cậy trông, nhẫn nại trong gian truân và kiên tâm cầu nguyện. Hãy giúp đỡ các thánh khi họ thiếu thốn, và ân cần tiếp khách đỗ nhà. Hãy chúc phúc cho những kẻ bắt bớ anh em: Hãy chúc phúc, chứ đừng chúc dữ. Hãy vui mừng với kẻ vui mừng, và khóc lóc với kẻ khóc lóc. Hãy đồng tâm hiệp ý với nhau: đừng tự cao tự đại, một hãy ưa thích những sự hèn kém. Ðừng tự đắc cho mình là khôn.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 130, 1. 2. 3

    Ðáp: Lạy Chúa, xin giữ linh hồn con trong bình an của Chúa.

    Xướng: 1) Lạy Chúa, lòng con không tự đắc, và mắt con chẳng liếc nhìn cao, con cũng không lo nghĩ những việc lớn lao hay là những điều quá tầm trí mọn. - Ðáp.

    2) Nhưng con lo giữ linh hồn cho thinh lặng và thanh thản. Như trẻ thơ sống trong lòng thân mẫu, linh hồn con cũng như thế ở trong con. - Ðáp.

    3) Israel hãy cậy trông vào Chúa, tự bây giờ và cho tới muôn đời. - Ðáp.

    Hoặc:

    Ðáp Ca: Tv 21, 26b-27. 28-30a. 31-32

    Ðáp: Lạy Chúa, bởi Chúa mà lời con ca ngợi vang lên trong Ðại hội (c. 26a).

    Xướng: 1) Bởi Chúa mà lời con ca ngợi vang lên trong Ðại hội. Con sẽ làm trọn những lời khấn hứa của con, trước mặt những người tôn sợ Chúa. Bạn cơ bần sẽ ăn và được no nê, những kẻ tìm kiếm Chúa sẽ ca khen Chúa: "Tâm hồn các bạn hãy vui sống tới muôn đời". - Ðáp.

    2) Thiên hạ sẽ ghi lòng và trở về với Chúa, khắp cùng bờ cõi địa cầu; và toàn thể bá tánh chư dân sẽ phủ phục trước thiên nhan Chúa. Bao người ngủ trong lòng đất sẽ tôn thờ duy một Chúa. - Ðáp.

    3) Miêu duệ con sẽ phục vụ Ngài, sẽ tường thuật về Chúa cho thế hệ tương lai, và chúng kể cho dân hậu sinh biết đức công minh Chúa, rằng: "Ðiều đó Chúa đã làm". - Ðáp.

     

    Alleluia: Tv 147, 12a và 15a

    Alleluia, alleluia! - Giêrusalem, hãy ngợi khen Chúa, Ðấng đã sai lời Người xuống cõi trần ai. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 14, 15-24

    "Anh hãy ra ngoài đường ngoài ngõ, và cố ép người ta vào cho đầy nhà tôi".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, một người đồng bàn thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Phúc cho kẻ sẽ được ăn tiệc trong nước Thiên Chúa". Người phán cùng kẻ ấy rằng: "Có một người kia dọn tiệc linh đình, và đã mời nhiều thực khách. Tới giờ dự tiệc, ông sai đầy tớ đi báo cho những kẻ được mời để họ đến, vì mọi sự đã dọn sẵn sàng rồi. Nhưng mọi người đồng thanh xin kiếu. Người thứ nhất nói với ông rằng: "Tôi mới tậu một thửa ruộng, tôi cần phải đi xem đất, nên xin ông cho tôi kiếu". Người thứ hai nói: "Tôi mới mua năm đôi bò, và tôi phải đi thử chúng, nên xin ông cho tôi kiếu". Người khác lại rằng: "Tôi mới cưới vợ, bởi đó tôi không thể đến được".

    "Người đầy tớ trở về thuật lại những điều đó cho chủ mình. Bấy giờ chủ nhà liền nổi giận, bảo người đầy tớ rằng: "Anh hãy cấp tốc đi ra các công trường và các ngõ hẻm thành phố mà dẫn về đây những người hành khất, tàn tật, đui mù và què quặt". Người đầy tớ trở về trình rằng: "Thưa ông, lệnh ông ban đã được thi hành, thế mà hãy còn dư chỗ". Ông chủ lại bảo người đầy tớ rằng: "Anh hãy ra ngoài đường ngoài ngõ và cố ép người ta vào cho đầy nhà tôi. Vì tôi bảo cho các người biết: không một ai trong những kẻ đã được mời, sẽ được nếm bữa tiệc của tôi".

    Ðó là lời Chúa.

     


     

    SỐNG VÀ Chia sẻ Lời Chúa:

                     

      sự sống chia s

     

    m nay, Thứ Ba Tuần XXXI Thường Niên Quanh Năm, Thánh ký Luca thuật lại cho chúng ta trong Bài Phúc Âm của ngài về bữa tiệc mời và thái độ đáp ứng của khách được mời.


    Ch
    úng ta nên nhớ rằng, Bài Phúc Âm hôm nay tiếp theo Bài Phúc Âm hôm qua và 2 Bài Phúc Âm cuối tuần trước, những Bài Phúc Âm ở nửa đầu của Đoạn 14 này cho biết rằng Người đang tham dự bữa ăn ở nhà của một trong những người lãnh đạo nhóm biệt phái, một môi trường hiếm quí Người muốn lợi dụng để có thể tỏ mình ra cho riêng thành phần hầu như toàn biệt phái lúc ấy. 

     

    Theo thứ tự của các Bài Phúc Âm này thì đầu tiên, ở Bài Phúc Âm Thứ Sáu tuần trước, Người đã dạy cho thành phần thông luật, giữ luật và dạy luật một cách duy luật này về ý nghĩa nhân bản đích thực của bản chất luật, bằng cách chữa lành nạn nhân bị thủy thủng ngay trong ngày hưu lễ và tại nhà của gia chủ biệt phái. 

     

    Sau đó, ở Bài Phúc Âm Thứ Bảy tuần trước, Người dạy cho thành phần biệt phái ham danh đầy khoe khoang này về thái độ họ cần phải có khi họ được mời đến dự tiệc nơi công cộng, ở chỗ "hãy đi mà ngồi vào chỗ cuối cùng" ở chỗ sẵn sàng chấp nhận bất cứ chỗ nào đã ấn định cho mình, chứ không phải "hãy chọn chỗ cuối cùng mà ngồi", tức những gì theo ý riêng chủ quan đầy tham vọng của mình.

     

    Rồi trong Bài Phúc Âm hôm qua, Thứ Hai, cũng liên quan đến bữa ăn, Người trực tiếp ngỏ cùng gia chủ biệt phái mời Người hôm ấy về tinh thần mà ông cần có trong việc mời mọc khách đến tham dự tiệc tùng do ông khoản đãi, ở chỗ, đặc biệt là mời những ai không thể nào đền đáp lại lòng tốt của ông.


    Cũng lợi dụng bối cảnh của một bữa ăn hôm ấy và chẳng những 
    theo tư cách là khách tham dự (như Bài Phúc Âm Thứ Sáu tuần trước), mà còn theo tư cách của người đãi tiệc (như Bài Phúc Âm hôm qua), hôm nay, qua Bài Phúc Âm theo ngày, và lợi dụng câu hỏi của "một người đồng bàn thưa cùng Chúa Giêsu rằng: 'Phúc cho kẻ sẽ được ăn tiệc trong nước Thiên Chúa'", Người đã nói đến cả 2 vế: vế người đãi tiệc lẫn vế khách được mời.

     

    Về vế người đãi tiệc, Bài Phúc Âm hôm nay cho biết Chúa Giêsu đã tiếp tục dùng dụ ngôn mà dạy như thế này: "Có một người kia dọn tiệc linh đình, và đã mời nhiều thực khách. Tới giờ dự tiệc, ông sai đầy tớ đi báo cho những kẻ được mời để họ đến, vì mọi sự đã dọn sẵn sàng rồi".


    V
    ề vế của khách được mời, Bài Phúc Âm cho biết phản ứng của "mọi người" trong họ, nại đủ những lý do riêng tư chính đáng của họ như sau: "Nhưng mọi người đồng thanh xin kiếu. Người thứ nhất nói với ông rằng: 'Tôi mới tậu một thửa ruộng, tôi cần phải đi xem đất, nên xin ông cho tôi kiếu'. Người thứ hai nói: 'Tôi mới mua năm đôi bò, và tôi phải đi thử chúng, nên xin ông cho tôi kiếu'. Người khác lại rằng: 'Tôi mới cưới vợ, bởi đó tôi không thể đến được'".

     

    Trước thái độ có vẻ coi thường của khách được mời, của "mọi người", của tất cả mọi khách được vinh dự mời như thế, khiến cho bữa tiệc thịnh soạn của mình dọn ra chỉ để đãi khách như bị ế ẩm như thế, người đãi tiệc đã tỏ thái độ ra sao, Bài Phúc Âm hôm nay đã thuật lại như sau: 

     

    "Người đầy tớ trở về thuật lại những điều đó cho chủ mình. Bấy giờ chủ nhà liền nổi giận, bảo người đầy tớ rằng: 'Anh hãy cấp tốc đi ra các công trường và các ngõ hẻm thành phố mà dẫn về đây những người hành khất, tàn tật, đui mù và què quặt'. Người đầy tớ trở về trình rằng: 'Thưa ông, lệnh ông ban đã được thi hành, thế mà hãy còn dư chỗ'. Ông chủ lại bảo người đầy tớ rằng: 'Anh hãy ra ngoài đường ngoài ngõ và cố ép người ta vào cho đầy nhà tôi. Vì tôi bảo cho các người biết: không một ai trong những kẻ đã được mời, sẽ được nếm bữa tiệc của tôi'".

     

    Ở đây, trong dụ ngôn của Chúa Giêsu về người đãi tiệc và khách được mời này có ít là hai điều cần chú ý, nhờ đó có thể biết được ẩn ý của dụ ngôn, nghĩa là biết được dụ ngôn này ám chỉ về ai, điều chú ý thứ nhất liên quan đến phía khách được mời và điều chú ý thứ hai liên quan đến phía người đãi tiệc.

     

    Về phía khách được mời, dụ ngôn cho biết là "mọi người đồng thanh xin kiếu" và thành phần "mọi người" đây phải chăng ám chỉ chung dân Do Thái, cho đến nay, họ vẫn từ chối tham dự bữa tiệc Nước Trời được Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ dọn ra cho họ và mời họ đầu tiên, bằng cách, cho đến nay họ vẫn chưa chấp nhận Giêsu Nazarét là Đấng Thiên Sai của họ?

     

    Về phía người đãi tiệc, dụ ngôn cho thấy thái độ của người này tỏ ra trước phản ứng bất lợi của khách được mời, một thái độ rất tuyệt vời trong việc giải quyết theo chiều hướng biến dữ thành lành. Ở chỗ, người đãi tiệc này đã mời đủ mọi loại khách xa lạ khác đến tham dự thay chỗ cho đám khách quí thân quen trước đó, một thái độ được tỏ ra đúng như những gì Chúa Giêsu đã dạy cho gia chủ biệt phái trong bài Phúc Âm hôm qua trong việc mời khách thì mời thành phần không thể đáp trả. 


    Chiều hướng và ý nghĩa của bài Phúc Âm hôm nay về phía của chủ tiệc mời khách đúng như chiều hướng của lòng thương xót Chúa, được Thánh Phaolô cảm nhận trong Bài Đọc 1 hôm qua, ở chỗ lợi dụng khuyết điểm của người này để thương người kia, rồi lợi dụng người kia để thương lại người nọ. Chiều hướng yêu thương bất khả phân ly với hiệp nhất, hơn là tẩy chay này, vẫn được Thánh Phaolô tiếp tục ở Bài Đọc 1 hôm nay, liên quan đến ân sủng nhận được nơi từng người là để phục vụ lẫn nhau:

     

    "Anh em thân mến, chúng ta tuy nhiều người, nhưng cũng chỉ là một thân thể trong Ðức Kitô, và tương quan với mỗi người, kẻ này là chi thể của người kia.

     

    Nhưng chúng ta được những ân huệ khác nhau tuỳ theo ân sủng đã ban cho chúng ta: nếu là ơn nói tiên tri, thì hãy xử dụng sao cho xứng đối với đức tin; nếu là chức phận giúp việc, thì hãy chuyên cần giúp việc; nếu là thầy dạy, hãy lo dạy dỗ; nếu là khuyên bảo, hãy lo khuyên bảo; nếu là người phân phát, hãy có lòng chân thành; nếu là người cai quản, hãy cần mẫn; nếu là kẻ thương giúp, hãy vui vẻ".

     

    Và đó là lý do mới có những câu Đáp Ca hôm nay như thế này:

     

    1) Lạy Chúa, lòng con không tự đắc, và mắt con chẳng liếc nhìn cao, con cũng không lo nghĩ những việc lớn lao hay là những điều quá tầm trí mọn.

    2) Nhưng con lo giữ linh hồn cho thinh lặng và thanh thản. Như trẻ thơ sống trong lòng thân mẫu, linh hồn con cũng như thế ở trong con.

    3) Israel hãy cậy trông vào Chúa, tự bây giờ và cho tới muôn đời.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    TN.XXXIL-3.mp3  

     

    --

     

BÁNH SỰ SỐNG - LECTIO DIVINA -CN30TN-C

LECTIO DIVINA
CHÚA NHẬT TN 30 C


“LẠY THIÊN CHÚA,
XIN THƯƠNG XÓT CON
LÀ KẺ CÓ TỘI"
Luca 18,13
Hát thánh ca khai mạc.
Chúng ta hãy cầu nguyện để bắt đầu.
Nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen
Lạy Chúa, Chúa đã thương nhận chúng con làm nghĩa tử,
nhưng chúng con đã không sống xứng đáng
với danh nghĩa của mình.
Chúng con khiêm tốn nhìn nhận mình có tội,
và nài van lòng từ bi Chúa.
Xin Chúa thương tha thứ và cho chúng con được bình an.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen
(Sách lễ Rôma, Lời nguyện Xin ơn tha tội.)
1. LẮNG NGHE LỜI CHÚA
Tin Mừng theo T. Luca 18,9-14.
• Một người công bố Lời Chúa. Mọi người đứng lắng nghe.
• Sau đó, mỗi người, ngồi, tự mình đọc lại Lời Chúa, to-rõ-chậm, đủ nghe, một hay hai lần, nếu cần.
2. SUY NIỆM
Sau khi đọc, dành vài phút thinh lặng, nhớ lại Lời Chúa và suy nghĩ về 1 hay 3 câu hỏi gợi ý sau :
• Lời Chúa hôm nay nói gì với TRÍ tôi về Chúa Giêsu?
Tôi hiểu biết Chúa tôi rõ hơn ở chỗ nào?
• Lời Chúa hôm nay đánh động TÂM tôi ở chỗ nào?
Lòng tôi được thúc đẩy yêu mến Chúa Giêsu hơn ở điểm nào?
• Lời Chúa hôm nay thúc đẩy THÂN tôi làm gì để đi theo Chúa?
(Nếu đã quen làm Lectio Divina, sau khi suy niệm, có thể mời vài người chia sẻ vắn tắt câu trả lời của mình. Không giải thích).
3. CHIÊM NGHIỆM
Đọc lại Lời Chúa một lần nữa, sau đó suy nghĩ: Lời Chúa tôi nghe được hôm nay nối kết với kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày của tôi ở chỗ nào?
KHÔNG CHIA SẺ CHUNG
1. “Người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê kẻ khác... thì không được nên công chính" (câu 9.14b)
Người Pharisêu “tự hào và cho mình là công chính”, cầu nguyện với tư thế hiên ngang và lời nói khoe khoang, coi thường người khác. Người ấy có cần Thiên Chúa không? Có cần Ngài làm gì cho mình không? Người pharisêu nghỉ mình là ai mà cầu nguyện như vậy? Còn tôi, đã nhờ Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng và chịu chết để được biết Thiên Chúa và trở nên con của Cha, thì khi đến cầu nguyện với Thiên Chúa, tôi có thái độ, tâm tình nào và tôi thường nói gì với Thiên Chúa?
..............................................................................................................
..............................................................................................................
2. “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội!” (câu 13)
Thái độ và lời nói của người thu thuế cho thấy người ấy khiêm nhường và ý thức việc làm của mình đã xúc phạm đến Thiên Chúa. Người ấy chạy đến kêu cứu Chúa, vì cần Ngài thương xót và tha thứ, để mình hoán cải. Khi đọc kinh Cáo mình, trong phần nhập lễ, tôi có nhận ra các điều thiếu sót của mình mà thật lòng hoán cải không? Các điều thiếu sót đó là những việc nào?
..............................................................................................................
..............................................................................................................
3. "Người thu thuế, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính” (câu 14).
Đức Mẹ nói : "Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng, nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.” (Luca 1, 50...52). Thánh Phaolô dạy ông Timôthê : “Để trở nên công chính, cần phải học, phải tin và làm những gì được viết trong Sách Thánh" (xem 2 Timôthê 3,16), vì người ta không thể tự mình trở nên công chính, bằng mọi việc mình làm,
song phải cậy nhờ Chúa Giêsu Kitô (xem Rôma 5, 18.21). Hiện nay, tôi có phải là người công chính chưa? Tại sao? Vậy tôi cần làm gì đây ?
..............................................................................................................
..............................................................................................................
4. CẦU NGUYỆN
Tôi đọc lại Lời Chúa một lần nữa.
Rồi dâng lời ngợi khen, cảm tạ, xin tha thứ, cầu cho mình hay chuyển cầu cho người khác, tùy theo sự thúc đẩy của Lời Chúa.
* Khi chia sẻ chung, hãy để giờ cho anh chị em dâng lời nguyện.
Lời nguyện kết Thánh vịnh đáp ca 33
Tôi sẽ không ngừng chúc tụng Chúa,
câu hát mừng Người chẳng ngớt trên môi.
Linh hồn tôi hãnh diện vì Chúa
xin các bạn nghèo nghe tôi nói mà vui lên.
Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy:
hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người!
Chúa đối đầu với quân gian ác,
xoá nhoà tên tuổi chúng trên đời,
nhưng để mắt nhìn người chính trực
và lắng tai nghe tiếng họ kêu.
Họ kêu xin, và Chúa đã nhận lời,
giải thoát khỏi mọi cơn nguy khốn.
Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ,
cứu những tâm thần thất vọng ê chề.
Chúa cứu mạng các người tôi tớ,
ai ẩn thân bên Chúa không bị phạt bao giờ. Sáng danh
5. HÀNH ĐỘNG TRONG TUẦN
• Tôi chọn 1 câu Tin Mừng để học thuộc và suy ngẫm.
....................................................................................................
• Nhìn lại mình những lúc cầu nguyện, khi nào tôi giống người thu thuế, và khi nào tôi giống người Pharisêu? Tâm hồn tôi lúc nào thì khiêm nhường và bình an? Còn khi nào lòng tôi trơ trơ, trống rỗng vì tự mãn hay hài lòng về chính mình?
Quyết tâm điều gì?
..............................................................................................
.............................................................................................
CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC THÁNH CHA
Chính Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta tái sinh từ những giới hạn, từ cái chết của chúng ta, bởi chúng ta có quá nhiều thứ hư nát nơi linh hồn, nơi đời sống chúng ta.
Thông điệp Phục sinh chính là điều Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô: chúng ta cần phải được tái sinh.
Nhưng tại sao lại phải dành chỗ cho Chúa Thánh Thần?
Đời người Kitô hữu nếu không dành chỗ cho Chúa Thánh Thần, không để mình được Chúa Thánh Thần dẫn lối, đó là cuộc sống của một kẻ dân ngoại, nguỵ trang với cái lốt Công Giáo.
Chúa Thánh Thần là nhân vật chính trong đời sống Kitô hữu. Chúa Thánh Thần ở cùng, đồng hành, biến đổi và chiến thắng cùng với chúng ta.
Không ai có thể lên trời, nếu không có Đấng từ trời xuống. Đấng ấy là chính Chúa Giêsu. Chính Người từ trời xuống. Chính Người, trong thời khắc phục sinh nói với chúng ta rằng: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần".
Chính Thánh Thần sẽ là bạn đồng hành trong cuộc sống của người Kitô hữu.
Vì thế, không thể sống đời Kitô hữu nếu không có Chúa Thánh Thần. Người là "bạn đồng hành của chúng ta mỗi ngày", là món quà của Chúa Cha, là món quà của Chúa Giêsu.
(trích Bài giảng ngày 30.4.2019)
liên lạc : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
website : giadinhctc.com