4. Bánh Sự Sống

BÁNH SỰ SỐNG - ONE BREAD, ONE BODY 8-7-2019

One Bread, One Body

<< Monday, July 8, 2019 >>  
 
Genesis 28:10-22
View Readings
Psalm 91:1-4, 14-15 Matthew 9:18-26
Similar Reflections
 

GOD'S MERCIFUL TIMING

 
"When the crowd had been put out He entered and took her by the hand, and the little girl got up." —Matthew 9:25
 

The Lord hears the cry of the poor. In His mercy, "the Lord is close to the brokenhearted; and those who are crushed in spirit He saves" (Ps 34:19). When Jairus was crushed by the news of the death of his twelve-year-old daughter, Jesus raised her from the dead (Mt 9:25) and turned Jairus' greatest sorrow into his greatest joy (see Ps 30:6). When a woman who had been hemorrhaging for twelve years had reached "the end of her rope," she touched the tassel of Jesus' cloak and received God's healing and mercy instantly (see Mt 9:20ff).

Jacob's brother was so angry with him that he planned to kill him (Gn 27:41) so Jacob had to get out of town. While fleeing on the road, the Lord in His mercy gave Jacob a glorious dream promising him great things (Gn 28:12ff). When life seems the worst, the Lord reveals the best. The Lord gives special mercy to the most broken and rejected people.

Let us be merciful as Jesus is merciful (Lk 6:36). May we have mercy on all, especially to those who are going through a time when they are given little or no mercy.

 
Prayer: Father, may I love those considered unlovable.
Promise: "How awesome is this shrine! This is nothing else but an abode of God, and that is the gateway to heaven!" —Gn 28:17

Praise: Patrick was unjustly sent to prison, but found Christ there.

-------------------------------

 

BÁNH SỰ SỐNG- THỨ HAI CN14TN-C

THỨ HAI TUẦN XIV THƯỜNG NIÊN C

NGÀY 08/07/2019
 

 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mátthêu (Mt 9: 18-26)
 

18Đức Kitô còn đang nói với họ như thế, thì bỗng một vị thủ lãnh đến gần bái lạy Người và nói: “Con gái tôi vừa mới chết. Nhưng xin Ngài đến đặt tay lên cháu, là nó sẽ sống”. 19Đức Giê-su đứng dậy đi theo ông ấy, và các môn đệ cũng đi với Người. 20Bỗng một người đàn bà bị rong huyết đã mười hai năm tiến đến phía sau Người và sờ vào tua áo của Người, 21vì bà nghĩ bụng: “Tôi chỉ cần sờ được vào áo của Người thôi là sẽ được cứu!”. 22Đức Giê-su quay lại thấy bà thì nói: “Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con”. Và ngay từ giờ ấy, bà được cứu chữa. 23Đức Giê-su đến nhà viên thủ lãnh; thấy phường kèn và đám đông xôn xao, Người nói: 24“Lui ra! Con bé có chết đâu, nó ngủ đấy!”. Nhưng họ chế nhạo Người. 25Khi đám đông bị đuổi ra rồi, thì Người đi vào, cầm lấy tay con bé, nó liền trỗi dậy. 26Và tin ấy đồn ra khắp cả vùng.

Suy niệm/TÔI ĂN-NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA

Chúa Giêsu rao giảng, dân chúng đi theo Người. Lời rao giảng ấy sống động và cuốn hút. Lời rao giảng ấy cải hoá tâm hồn của họ. “Người còn đang nói với họ, thì bỗng có một vị thủ lãnh đến và bái lạy Người…”.

Những ngôn ngữ đơn sơ và chân thật ấy lột tả được sự nhạy bén trong sứ vụ của Chúa Giêsu. Người suy tư để rao giảng, Người lắng nghe để biết ai cần Người lúc này. Người lên đường để chữa lành, an ủi. Người đến với nhà ông thủ lãnh. Tựu trung của lời van xin của ông thủ lãnh: “con gái tôi mới chết, nhưng xin Người đến đặt tay trên nó, nó sẽ không chết”; và cử chỉ niềm tin của người đàn bà bị băng huyết: “tôi chỉ cần sờ vào áo Người thì tôi sẽ được cứu”, là niềm tin rất đơn sơ, thậm chí nó mang dáng vẻ ma mị, mê tín.

Thế nhưng với Chúa mọi thứ đều có thể. Chúa chấp nhận nó. Chúa biết như thế và Chúa dùng tình yêu và sự chữa lành của Người để chỉnh sửa lại niềm tin non yếu ấy trở nên mạnh mẽ, niềm tin mơ hồ trở nên tỏ tường hơn. Đó là con đường của nhận thức, con đường của ân sủng siêu nhiên. 

Lạy Chúa Giêsu, xin cho Hội Thánh có những mục tử tốt lành như Chúa. NHỜ THÁNH THẦN DẪN DẮT Hội Thánh có những đoàn chiên biết nghe tiếng Chúa. Amen. 


GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Kính chuyển
Hồng
 
 
 

BÁNH SỰ SỐNG THỨ NĂM 04-7-2019

Thứ Năm

Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: (Năm I) St 22, 1-19

"Lễ hiến tế của Abraham Tổ phụ chúng ta".

Trích sách Sáng Thế.

Trong những ngày ấy, Chúa thử Abraham và nói với ông rằng: "Abraham, Abraham!" Ông đáp lại: "Dạ, con đây". Chúa nói: "Ngươi hãy đem Isaac, đứa con yêu dấu của ngươi, và đi đến đất Moria, ở đó ngươi sẽ dâng nó làm của lễ toàn thiêu trên núi Ta sẽ chỉ cho ngươi". Vì vậy ban đêm Abraham chỗi dậy, thắng lừa, dẫn theo hai đầy tớ và Isaac, con của ông; khi đã chặt củi dành để đốt của lễ toàn thiêu, ông đi đến nơi Chúa đã truyền dạy. Ðến ngày thứ ba, ngước mắt lên, ông thấy nơi còn xa xa; ông bảo các đầy tớ rằng: "Các ngươi và con lừa hãy đợi tại đây. Ta và con trẻ đi đến nơi kia, sau khi cử hành việc thờ phượng xong, chúng tôi sẽ trở lại đây với các ngươi". Ông lấy củi dành để đốt của lễ toàn thiêu mà đặt trên vai Isaac, con ông, còn ông thì cầm lửa và gươm. Khi cha con cùng đi trên đường, Isaac hỏi cha mình rằng: "Thưa cha". Ông Abraham trả lời: "Hỡi con, con muốn gì?" Isaac nói: "Củi và lửa có đây rồi, còn của lễ toàn thiêu ở đâu?" Ông Abraham đáp: "Hỡi con, Thiên Chúa sẽ dự liệu của lễ toàn thiêu". Vậy hai cha con tiếp tục cùng đi.

Khi hai người đến nơi Chúa đã chỉ, Abraham làm một bàn thờ và chất củi lên, rồi trói Isaac lại, đặt lên đống củi trên bàn thờ. Abraham giơ tay lấy dao để sát tế con mình. Bấy giờ thiên thần Chúa từ trời gọi ông rằng: "Abraham! Abraham!" Ông thưa lại: "Dạ, con đây". Người nói: "Ðừng giết con trẻ và đừng động đến nó, vì giờ đây, Ta biết ngươi kính sợ Chúa, đến nỗi không từ chối dâng đứa con duy nhất cho Ta". Abraham ngước mắt lên, thấy sau lưng mình có con cừu đực đang mắc sừng trong bụi cây, Abraham liền bắt nó và tế lễ thay cho con mình. Ông gọi tên nơi này là "Chúa trông thấy". Bởi vậy, mãi cho đến ngày nay, người ta quen nói rằng "Trên núi Chúa sẽ trông thấy".

Thiên thần Chúa gọi Abraham lần thứ hai và nói rằng: "Chúa phán: Ta thề rằng: vì ngươi đã làm điều đó, ngươi không từ chối dâng đứa con duy nhất của ngươi cho Ta, nên Ta chúc phúc cho ngươi, Ta cho ngươi sinh sản con cái đông đúc như sao trên trời, như cát bãi biển; miêu duệ ngươi sẽ chiếm cửa thành quân địch, và mọi dân tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc nơi miêu duệ ngươi, vì ngươi đã vâng lời Ta".

Ông Abraham trở về cùng các đầy tớ, và họ cùng nhau đi về Bersabê, và lập cư tại đó.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 114, 1-2. 3-4. 5-6. 8-9

Ðáp: Tôi sẽ tiến đi trước Thiên nhan Chúa, trong miền đất của nhân sinh (c. 9).

Xướng: 1) Tôi mến yêu Chúa, vì Chúa đã nghe, đã nghe tiếng tôi cầu khẩn; vì Chúa đã lắng tai nghe lời tôi trong ngày tôi kêu cầu Chúa. - Ðáp.

2) Thừng chão tử thần đã quấn lấy tôi, và màng lưới âm phủ đã chụp trên người tôi; tôi đã rơi vào cảnh lo âu khốn khó. Và tôi đã kêu cầu danh Chúa: "Ôi lạy Chúa, xin cứu vớt mạng sống con". - Ðáp.

3) Chúa nhân từ và công minh, và Thiên Chúa của chúng tôi rất từ bi. Chúa gìn giữ những người chất phác, tôi đau khổ và Người đã cứu thoát tôi. - Ðáp.

3) Bởi Người đã cứu tôi khỏi tử thần, cho mắt tôi khỏi rơi lệ và chân tôi không quỵ ngã. Tôi sẽ tiến đi trước thiên nhan Chúa trong miền đất của nhân sinh. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 8, 12

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 9, 1-8

"Họ tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người quyền năng như thế".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu xuống thuyền, vượt biển mà về thành của Người. Bấy giờ người ta đem đến cho Người một kẻ bất toại nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin, Chúa Giêsu nói với người bất toại rằng: "Hỡi con, con hãy vững tin, tội con được tha rồi". Bấy giờ mấy luật sĩ nghĩ thầm rằng: "Ông này nói phạm thượng". Chúa Giêsu biết ý nghĩ của họ liền nói: "Tại sao các ngươi suy tưởng những sự xấu trong lòng? Bảo rằng "Tội con được tha rồi", hay nói "Hãy chỗi dậy mà đi", đàng nào dễ hơn? Nhưng (nói thế là) để các ngươi biết rằng trên đời này Con Người có quyền tha tội". Bấy giờ Người nói với người bất toại: "Con hãy chỗi dậy, vác giường mà về nhà con". Người ấy chỗi dậy và đi về nhà. Thấy vậy dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người quyền năng như thế.

Ðó là lời Chúa.

 


Suy Niệm

 Chữa lành phần xác là một dấu chỉ tha tội phần hồn
 
Chủ đề "sự sống" của Mùa Phục Sinh tiếp tục với bài Phúc Âm cho Thứ Năm Tuần XIII Thường Niên hậu Phục Sinh hôm nay, trong đó, Thánh ký Mathêu (9:1-8) đã thuật lại việc Chúa Giêsu chữa một người bại liệt để tỏ quyền năng tha tội của Người, một sự kiện tha tội liên quan đến sự sống thần linh
 
"Đức Giê-su xuống thuyền, băng qua hồ, trở về thành của mình. Người ta liền khiêng đến cho Người một kẻ bại liệt nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người bại liệt: 'Này con, cứ yên tâm, con đã được tha tội rồi!'" 
 
Thật vậy, chính vì nguyên tội mà con người đã bị chết về phần hồn (xem Khởi Nguyên 2:17) kèm theo cả cái chết về phần xác là hậu quả tất yếu của tội lỗi nữa (xem Khởi Nguyên 3:19). Tất cả những khổ đau con người phải chịu trên trần gian này đều là biểu hiệu của sự chết cả về tâm linh lẫn thể xác. Chứng bại liệt nơi thân xác của con người, như nạn nhân trong bài Phúc Âm hôm nay, chẳng những là hậu quả của nguyên tội mà còn là biểu hiệu cho tình trạng bất lực của con người mang bản tính nhiễm lây nguyên tội nữa. 

Đó là lý do, một khi con người được tha tội là con người được giải phóng về phần hồn, và vì bệnh nạn tật nguyền về phần xác gây ra bởi tội lỗi mà họ cũng có thể thoát được những chứng bệnh họ đang mắc phải, như trường hợp của người bất toại ở bài Phúc Âm hôm nay. Cho dù được khỏi tội mà không khỏi bệnh con người có tâm hồn trong sạch theo lòng tin tưởng vẫn có thể sống với bệnh tật một cách an bình, thậm chí còn lợi dụng được cả bệnh tật để làm vinh danh Chúa nữa (xem Gioan 9:3). 
 
Có ích gì cho con người nếu thân xác được lành mạnh mà lại lạm dụng nó để sống đời tội lỗi chứ. Nếu thà mất đi một phần thân thể mà được vào Nước Trời còn hơn lành cả thân xác mà bị quẳng vào hỏa ngục (xem Mathêu 5:29), thì đúng như Chúa Giêsu nói với thành phần "kinh sư nghĩ bụng rằng: 'Ông này nói phạm thượng'", "trong hai điều: một là bảo: 'Con đã được tha tội rồi', hai là bảo: 'Đứng dậy mà đi', điều nào dễ hơn?"

Đối với Thiên Chúa thì "con đã được tha tội rồi" thì "dễ hơn", còn đối với loài người thiển cận và dính bén với trần thế thì "đứng dậy mà đi" thì "dễ hơn", "dễ hơn" ở chỗ họ (nếu là nạn nhân) được "dễ" chịu hơn, vì được khỏi bệnh, và ở chỗ họ (thành phần khán giả hay chứng dự) "dễ" nhận hơn vì thấy được tỏ tường quyền năng thần linh. 
 
Bởi thế, Chúa Giêsu đã phải chiều theo khuynh hướng của loài người, hay nói đúng hơn, đã lợi dụng yếu điểm tò mò của loài người để tỏ mình ra cho họ, nhờ đó họ có thể thấy được vị thế thần linh siêu việt của Người, một vị thế vượt trên tất cả mọi vị tiên tri trong lịch sử của họ, hơn cả Moisen là vị cứu tinh dân tộc của họ cũng đã thực hiện không ít dấu lạ, một vị thế thần linh ở nơi quyền tha tội của Người, một con người như họ và ở giữa họ
 
"Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội - bấy giờ Đức Giê-su bảo người bại liệt: 'Đứng dậy, vác giường đi về nhà!' Người bại liệt đứng dậy, đi về nhà. Thấy vậy, dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người được quyền năng như thế".

Tuy nhiên, cho dù Thiên Chúa có quyền tha tội cho con người qua Con của Ngài một cách "dễ" dàng như thế, Ngài vẫn không "dễ" dãi với Con của Ngài, trái lại, Thiên Chúa "đã không dung tha cho Con của Ngài, một phó nộp Người vì tất cả chúng ta" (Roma 8:32), nghĩa là Ngài muốn, hay đúng hơn, Ngài "bắt" Người Con duy nhất vô cùng dấu yêu của Ngài phải khổ nạn và tử giá vô cùng hèn hạ và ô nhục như một đệ nhất đại tội nhân trên trần gian này, như một hy tế đền bù tội lỗi của nhân loại và cho nhân loại, một tội phạm đến Ngài là Đấng vô cùng thì cũng phải có một Đấng vô cùng là Con Ngài đền thay mới cân xứng.
 
Cuộc khổ nạn và tử giá của Người Con duy nhất chí ái này của Thiên Chúa cho phần rỗi của chung loài người, như trong bài đọc 1 hôm nay trích Sách Khởi Nguyên (22:1-19) cho thấy, đã được tiên báo ở biến cố tổ phụ Abraham (hình bóng của Thiên Chúa Cha) sẵn sàng sát tế Isaac là người con duy nhất (hình bóng Chúa Giêsu Kitô: "Chiên làm lễ toàn thiêu, chính Thiên Chúa sẽ liệu") được sinh ra theo lời hứa cho một dân tộc "đông như sao trời cát biển" (ám chỉ thành phần dân thánh Chúa, thành phần tin vào Ngài, thành phần được cứu độ).
 
Thế nhưng, chính lúc "Abraham đưa tay ra cầm lấy dao để sát tế con mình" thì "sứ thần Thiên Chúa từ trời gọi ông: 'Abraham! Abraham!... Đừng giơ tay hại đứa trẻ, đừng làm gì nó! Bây giờ Ta biết ngươi là kẻ kính sợ Thiên Chúa: đối với Ta, con của ngươi, con một của ngươi, ngươi cũng chẳng tiếc!... Bởi vì ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của ngươi, nên Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển. Dòng dõi ngươi sẽ chiếm được thành trì của địch. Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ cầu chúc cho nhau được phúc như dòng dõi ngươi, chính bởi vì ngươi đã vâng lời Ta'".
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

 

TN.XIIIL-5.mp3  

 

BÁNH SỰ SỐNG - LỜI CHÚA CÁC NGÀY TỚI

Kính thưa Các Đấng và Quí Vị, 
 

Vì thời gian gần 3 tuần ở một nơi thường rất  hay bị trục trặc về wifi, như đã từng xẩy ra vào những lần trước, nên, để tránh gián đoạn và để có thể liên tục đáp ứng nhu cầu PVLC của không ít tâm hồn đã bày tỏ hằng ngày trông đợi lương thực thiêng liêng Lời Chúa,  người chia sẻ này  xin phép được gửi trước loạt bài về PVLC, bao gồm cả bài  chia sẻ  lẫn lời chia sẻ (mp3), sau đây: 

 
TĐCTT Đaminh Maria cao Tấn Tĩnh, BVL
 
PVLC - Bài Chia sẻ 
(xin đọc đúng bài trong tuần)
 
(chỉ còn 2 ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy)
 
 (chỉ cần PVLC Chúa Nhật XVI ngày 21/7/2019)
 
 
PVLC - Lời Chia Sẻ
(xin mở nghe từng ngày)
 

BÁNH SỰ SỐNG - THÁNH TOMA TÔNG ĐỒ

THỨ TƯ TUẦN XIII THƯỜNG NIÊN C

LỄ KÍNH THÁNH TÔMA TÔNG ĐỒ
 


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 20: 24-29)

Bấy giờ trong mười hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Điđymô, không ở cùng với các ông khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: "Chúng tôi đã xem thấy Chúa". Nhưng ông đã nói với ông kia rằng: "Nếu tôi không nhìn thấy những vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người thì tôi không tin". Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho các con". Đoạn người nói với Tôma: "Hãy xỏ ngón tay vào đây và hãy xem tay Thầy, hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi". Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin".
 
SUY NIỆM/TÔI ĂN-NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA

Việc Chúa sống lại là việc vượt quá sức tưởng tượng của con người. Làm sao một người đã chết mà có thể sống lại được? Tôma không hiểu, không thấy, nên không tin. Và ngày nay, cũng có nhiều người cũng giống như Tôma vậy. 

Thế nhưng, không phải cái gì chúng ta không thấy là nó không có. Khi học sinh đi học, những sự kiện lịch sử xảy ra trong quá khứ, các em nào có thấy, nhưng các em vẫn tin vì nghe thầy cô kể. Theo tính toán của các nhà thống kê thì có tới khoảng 80% kiến thức một người có được là nhờ người khác nói cho nghe, chỉ có 20% kiến thức đến từ việc người đó tự mình khám phá, đụng chạm, nghe và thấy. 

Thiên Chúa cho con người hơn con vật ở chỗ có lý trí để suy luận. Con vật chỉ tin những gì nó nhìn thấy, nghe, và đụng chạm, cho nên kiến thức của nó rất hạn chế. Con người có nhiều kiến thức hơn con vật vì biết dùng lý trí để suy luận mà nhận thức được những gì mình không nhìn thấy. Gió hay dòng điện là những cái chúng ta không thấy, nhưng chúng ta vẫn tin là nó có. Chúng ta tin nó có vì hiệu quả nó gây ra. Chúng ta biết có điện vì nó làm cho cái quạt nó quay, làm cho cái đèn nó sáng. Cũng vậy, việc Chúa Giêsu phục sinh thì chúng ta không thấy, nhưng chúng ta tin Chúa phục sinh vì thấy hiệu quả của việc này tác động làm biến đổi nơi các Tông đồ và Giáo Hội.

Nếu Chúa không phục sinh thì sức mạnh nào, quyền năng nào làm cho các Tông đồ vốn là những người bình thường lại thực hiện được muôn ngàn phép lạ nhân danh Chúa Kitô Phục Sinh. Và làm sao giải thích được sự kiện các Tông đồ vốn là những người ít học, không biết ăn nói, nhát gan và chối Thầy, chỉ sau có vài ngày lại trở thành những người ăn nói lưu loát, khôn ngoan không ai địch nổi, và sẵn sàng dùng mạng sống để minh chứng cho Chúa phục sinh. Các Tông đồ chính là các chứng nhân chắc chắn nhất cho Chúa phục sinh. Đức tin của chúng ta là đức tin tông truyền, được đón nhận từ các Tông đồ là những người đã tận mắt chứng kiến, nói chuyện, đụng chạm Chúa Phục Sinh, và đã được chính Chúa phục sinh biến đổi. 

Lạy Chúa, thánh Tôma đã thấy và đã tin vào Chúa, NHỜ THÁNH THẦN MỞ LÒNG chúng con dù không thấy nhưng vẫn vững tin vào Chúa nhờ các chứng nhân của Chúa và Giáo Hội, vì đó thật sự là một mối phúc lớn cho chúng con. Amen.

 
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Kính chuyển:
Hồng