4. Bánh Sự Sống

BÁNH SỰ SỐNG -LECTIO DIVINA- CN16TN-C

CHÚA NHẬT TN 16 C
“CHỈ CÓ MỘT CHUYỆN CẦN THIẾT MÀ THÔI”
Lc 10, 42
Hát thánh ca khai mạc.
Chúng ta hãy cầu nguyện để bắt đầu.
Nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen
Lạy Chúa,
xin tỏ lòng nhân hậu với các tín hữu Chúa
và rộng tay ban phát mọi ơn lành
để chúng con thêm lòng tin cậy mến,
và chuyên cần tuân giữ những điều Chúa truyền dạy.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen
(Sách lễ Rôma, Lời nguyện CN 16 TN)
1. LẮNG NGHE LỜI CHÚA
Tin Mừng theo T. Luca 10, 38-42
• Một người công bố Lời Chúa. Mọi người đứng lắng nghe.
• Sau đó, mỗi người, ngồi, tự mình đọc lại Lời Chúa, to-rõ-chậm, đủ nghe, một hay hai lần, nếu cần.
2. SUY NIỆM
Sau khi đọc, dành vài phút thinh lặng, nhớ lại Lời Chúa và suy nghĩ về 1 hay 3 câu hỏi gợi ý sau :
• Lời Chúa hôm nay nói gì với TRÍ tôi về Chúa Giêsu?
Tôi hiểu biết Chúa tôi rõ hơn ở chỗ nào?
• Lời Chúa hôm nay đánh động TÂM tôi ở chỗ nào?
Lòng tôi được thúc đẩy yêu mến Chúa Giêsu hơn ở điểm nào?
• Lời Chúa hôm nay thúc đẩy THÂN tôi làm gì để đi theo Chúa?
(Nếu đã quen làm Lectio Divina, sau khi suy niệm, có thể mời vài người chia sẻ vắn tắt câu trả lời của mình. Không giải thích).
3. CHIÊM NGHIỆM
Đọc lại Lời Chúa một lần nữa, sau đó suy nghĩ: Lời Chúa tôi nghe được hôm nay nối kết với kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày của tôi ở chỗ nào?
KHÔNG CHIA SẺ CHUNG
1. "Một phụ nữ tên là Mácta ra đón Người vào nhà” (câu 38)
Cô Mácta đã ra đón Chúa Giêsu vào nhà mình và lo lắng dọn bữa. Trong thánh lễ, chúng ta cũng đã đón Chúa vào nhà linh hồn mình. Rồi sau khi rước Chúa vào lòng, tôi có đón Chúa về trong gia đình mình không? Tại sao?
Rước Chúa vào lòng và đón Chúa về nhà là một vinh dự hay do lòng khao khát để Chúa sống với mình? trong gia đình mình ?
....................................................................................................
.....................................................................................................
2."Cô Maria cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy” (c 39)"
Phải nghĩ gì về cô Maria này: “cứ ngồi bên Chúa mà nghe lời Người”? Thánh Luca dùng chữ CHÚA ở đây. Ngài muốn nhấn mạnh rằng: "Nếu chúng ta đã đón nhận Đức Giêsu là CHÚA của mình, thì việc ưu tiên cần thiết là phải LẮNG NGHE LỜI CHÚA”. Tôi đã lắng nghe lời Chúa Giêsu như cô Maria không? Tôi đã thật sự đón nhận Ngài là CHÚA và là THIÊN CHÚA của tôi chưa?
....................................................................................................
.....................................................................................................
3. Đức Giêsu hỏi : "Mácta! Mácta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất.” (c.41-42)
Chúa nói cô Maria đã biết chọn “một chuyện cần thiết mà thôi”. Tôi có bao nhiêu chuyện cần thiết? Thử kể ra?
....................................................................................................
.....................................................................................................
Tôi có thật lòng cảm thấy mình cần thiết dành thời giờ lắng nghe Chúa nói với mình không? Tại sao?
....................................................................................................
.....................................................................................................
4. CẦU NGUYỆN
Tôi đọc lại Lời Chúa một lần nữa.
Rồi dâng lời ngợi khen, cảm tạ, xin tha thứ, cầu cho mình hay chuyển cầu cho người khác, tùy theo sự thúc đẩy của Lời Chúa.
* Khi chia sẻ chung, hãy để giờ cho anh chị em dâng lời nguyện.
Lời nguyện kết theo Bài đọc 2, Thư Côlôsê 1,24-28
Lạy Chúa là Cha giàu lòng thương xót,
xin giúp chúng con hiểu và sống các lời này của thánh Phaolô nói với chúng con hôm nay :
"Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em.
Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu,
tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức,
vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh.
Tôi đã trở nên người phục vụ Hội Thánh, theo kế hoạch Thiên Chúa đã uỷ thác cho tôi, liên quan đến anh em:
Đó là tôi phải rao giảng lời của Người cho trọn vẹn, rao giảng
mầu nhiệm đã được giữ kín từ bao thời đại và qua bao thế hệ, nhưng nay đã được tỏ ra cho dân thánh của Thiên Chúa.
Người đã muốn cho họ được biết mầu nhiệm này
phong phú và hiển hách biết bao giữa các dân ngoại:
Đó là chính Đức Kitô đang ở giữa anh em,
Đấng ban cho chúng ta niềm hy vọng đạt tới vinh quang.
Chính Người là Đấng chúng tôi rao giảng, khi khuyên bảo
mỗi người và dạy dỗ mỗi người với tất cả sự khôn ngoan,
để giúp mỗi người nên hoàn thiện trong Đức Kitô.” - Tạ ơn Chúa.
5. HÀNH ĐỘNG TRONG TUẦN
• Tôi chọn 1 câu Tin Mừng để đọc đi đọc lại và suy ngẫm.
....................................................................................
• Gia đình tôi đã “đón Chúa Giêsu vào nhà”, để” Ngài ở giữa mình” như thế nào? Bằng cách đọc Tin Mừng trong giờ kinh chung? bàn với nhau thực hành lời Chúa? Khuyến khích nhau tham dự thánh lễ thêm vào ngày thường? Hay........
CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC THÁNH CHA
Đâu là thánh ý Thiên Chúa được nhập thể nơi Chúa Giêsu?
Đó là tìm kiếm và cứu độ những gì đã hư mất.
Và chúng ta, trong lời cầu nguyện, chúng ta cầu cho sự tìm kiếm của Thiên Chúa có kết quả tốt, xin cho kế hoạch cứu độ phổ quát của Người được thực hiện, trước hết nơi mỗi người chúng ta và sau đó trên toàn thế giới.
Anh chị em có suy nghĩ việc Thiên Chúa tìm kiếm chúng ta có nghĩa là gì không?
Người tìm mỗi người, từng người. Biết bao yêu thương Người dành cho chúng ta.
Thiên Chúa không mơ hồ, không che dấu ý định của Người bằng những điều bí ẩn; Người không hoạch định tương lai của thế giới theo cách không thể giải mã được. Thiên Chúa thì rõ ràng.
Nếu chúng ta không hiểu điều này, thì có nguy cơ là chúng ta không hiểu được ý nghĩa của lời cầu nguyện thứ ba trong Kinh Lạy Cha ("xin cho Ý Cha được thể hiện").
Thật ra, trong Kinh Thánh có đầy những thành ngữ nói cho chúng ta về ý muốn tích cực của Thiên Chúa đối với thế giới.
Và thánh Phaolô viết cho ông Timôthê như sau: “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1Tm 2,4).
Điều này, không chút nghi ngờ, chính là ý muốn của Thiên Chúa: ơn cứu độ của con người, mỗi người chúng ta. Thiên Chúa với tình yêu đến gõ cánh cửa trái tim chúng ta. Vì sao? Để lôi kéo chúng ta, để kéo chúng ta đến với Người và để đưa chúng ta tiến bước trên hành trình cứu độ.
Thiên Chúa gần gũi với mỗi người chúng ta bằng tình yêu của Người, để cầm tay dẫn đưa chúng ta đến ơn cứu độ. Biết bao yêu thương Người dành cho chúng ta.
(trích Huấn dụ thứ tư 20.3.2019)
liên lạc : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
website : giadinhctc.com

--------------------------------------

BÁNH SỰ SỐNG -CN16TN-C-QUÀ TẶNG VÔ GIÁ

Quà tặng vô giá

 

(Suy niệm Tin mừng Luca (10, 38-42) trích đọc vào Chúa Nhật 16 thường niên)

 

Khi Chúa Giê-su đến thăm nhà, cô Mác-ta đã dành cho Ngài một cuộc tiếp đón nồng hậu. Cô "tất bật lo việc phục vụ" Chúa thật chu đáo. Cô "băn khoăn lo lắng nhiều chuyện…" để cho Chúa được vui lòng. Thế mà chẳng được Chúa khen, lại còn bị trách: "Sao con băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá!" Thế có oan không chứ?

Thật ra, Chúa Giê-su không có ý trách Mác-ta về việc phục vụ hầu hạ tận tình của cô. Chúa chỉ muốn lưu ý Mác-ta rằng: Điều cần thiết hơn cả là lắng nghe, là đón nhận lời Ngài. Cô Maria đã khôn ngoan chọn làm việc nầy (tức lắng nghe Lời Chúa) và Chúa Giê-su cho đó là chọn phần tốt nhất.

Maria đã chọn phần tốt nhất vì lắng nghe lời Chúa là việc làm hệ trọng nhất trên đời, là khai thác một kho tàng vô giá không có gì trên cõi đời nầy sánh được, là nắm lấy bí quyết để được sống hạnh phúc muôn đời ...    

                                                                       

Hôm nay, Chúa Giê-su cũng đến nhà BẠN VÀ TÔI và trao gởi những tâm tình, những lời châu ngọc, những giáo huấn khôn ngoan... như Ngài đã trao ban cho cô Maria hôm xưa. Tất cả được gói ghém trong cuốn Tin mừng.

 

Để có thể trao tặng cho chúng ta cuốn Tin mừng như chúng ta hiện có, Chúa Giê-su đã phải 'biên soạn' rất công phu. Ngài đã mất đến ba mươi ba năm mới hoàn thành kiệt tác vĩ đại nầy.

Thật ra, Chúa Giê-su không viết Tin mừng nhưng Ngài đã dệt nên Tin mừng bằng ba mươi ba năm cuộc sống.

Tin mừng của Chúa Giê-su được dệt bằng chính cuộc sống dương gian của Ngài, kể từ lúc đầu thai trong lòng Trinh nữ Maria, được sinh ra trong chuồng bò, trốn lánh sang Ai Cập, trở về sống đời niên thiếu ở Na-da-rét, rồi lớn lên trong phấn đấu nhọc nhằn, đổ mồ hôi lao động đổi lấy áo cơm...

Tin mừng của Chúa Giê-su Ki-tô được tiếp tục dệt bằng ba năm thao thức rao giảng trên các nẻo đường Do-Thái, dệt bằng lòng yêu thương người tội lỗi, bằng lòng thương xót các bệnh nhân và người đau khổ, dệt bằng lòng thứ tha vô hạn, bằng tình yêu không biên giới...

Tin mừng Chúa Giê-su được đan dệt bằng nước mắt và mồ hôi máu cùng nỗi buồn sầu quá đỗi trong vườn Cây Dầu, bằng roi đòn tươm máu, bằng vác thập giá đau thương, bằng những giọt máu cuối cùng chảy ra từ cạnh sườn bị đâm thâu trên thập giá...

Tin mừng Chúa Giê-su được thành hình như thế đó, không phải bằng chữ viết mà bằng cả cuộc đời, một cuộc đời sống cho tình yêu, chết cho tình yêu, yêu cho đến cùng...

Để trao tặng cho chúng ta một cuốn Tin mừng, Chúa Giê-su đã phải trả giá như vậy đó! Vậy thì kiệt tác nầy quý giá biết bao!

 

Tin mừng Chúa Giê-su cũng là kho tàng khôn ngoan siêu đẳng của Thiên Chúa, được Chúa Giê-su đem từ trời xuống ban tặng cho thế gian để nhờ Tin mừng của Ngài, loài người học biết sự khôn ngoan của Thiên Chúa, được sống trong bình an và được vui hưởng hạnh phúc muôn đời trên thiên quốc.

So với sự khôn ngoan được Chúa Giê-su bày tỏ trong Tin mừng, thì sự khôn ngoan của thế gian nầy chỉ là rơm rạ, cỏ rác!

           

Tóm lại, Tin mừng là kho tàng cao quý hơn hết mọi kho tàng, là nguồn mạch khôn ngoan trổi vượt khôn ngoan thế gian, là nguồn phát sinh hạnh phúc và sự sống, là con đường đưa tới sự sống đời đời. Đây là một công trình vĩ đại được hình thành suốt ba mươi ba năm dương thế của Thiên Chúa Ngôi Hai với sự chỉ đạo của Chúa Cha và sự cộng tác của Chúa Thánh Thần.

Công trình vĩ đại nầy, quà tặng vô giá nầy, kho tàng quý báu nầy được Thiên Chúa trân trọng trao vào tay chúng ta. Vậy mà có người không muốn nhận, hoặc thờ ơ, hờ hững với tặng phẩm cao quý nầy. Làm như thế là xúc phạm đến Đấng đã trao ban.

 

Có lẽ cũng như Mác-ta ngày xưa, chúng ta "lo lắng băn khoăn về nhiều chuyện quá" nên chẳng còn tâm trí đâu mà nghĩ tới Tin mừng; cõi lòng chúng ta đầy ắp những tham vọng trần thế, những ham muốn phàm trần nên không còn chỗ cho Tin mừng của Chúa bén rễ. Đáng tiếc thay!          

                                                     

Lạy Chúa Giê-su,

Hôm xưa, khi Chúa đang giảng giữa đám đông, một phụ nữ thán phục Ngài quá đỗi nên cất tiếng ca tụng rằng: "Phúc thay người Mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!" Bấy giờ Chúa đáp: "Đúng hơn phải nói rằng: "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa" (Lc 11, 27-28).

 

NHỜ THÁNH THẦN GIÚP giúp chúng con luôn luôn trân trọng đón nhận quà tặng vô giá Chúa ban là Tin mừng sự sống, để suy gẫm ngày đêm và đem ra thực hành. Nhờ đó, NGAY BÂY GIỜ VÀ mai sau, CHÚNG CON đáng được Chúa liệt vào hàng ngũ những người được hưởng phúc muôn đời.

 

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

 

Tin mừng Lu-ca (Lc 10, 38-42)

38 Trong khi thầy trò đi đường, Đức Giê-su vào làng kia. Có một người phụ nữ tên là Mác-ta đón Người vào nhà. 39 Cô có người em gái tên là Ma-ri-a. Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. 40 Còn cô Mác-ta thì tất bật lo việc phục vụ. Cô tiến lại mà nói : "Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao ? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay !" 41 Chúa đáp : "Mác-ta ! Mác-ta ơi ! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá ! 42 Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi."

-----------------------------

BÁNH SỰ SỐNG - THỨ NĂM CN14TN-C

THỨ NĂM TUẦN XIV THƯỜNG NIÊN C

THÁNH BÊNÊĐICTÔ, VIỆN PHỤ

NGÀY 11/07/2019
 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mátthêu (Mt 10: 7-15)
 

7Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần. 8Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người mắc bệnh phong được sạch, và khử trừ ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy. 9Đừng kiếm vàng bạc hay tiền giắt lưng. 10Đi đường, đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi dép hay cầm gậy. Vì thợ thì đáng được nuôi ăn. 11“Khi anh em vào bất cứ thành nào hay làng nào, thì hãy dò hỏi xem ở đó ai là người xứng đáng, và hãy ở lại đó cho đến lúc ra đi. 12Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy. 13Nếu nhà ấy xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ đến với họ; còn nếu nhà ấy không xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ trở về với anh em. 14Nếu người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi nhà hay thành ấy, anh em hãy giũ bụi chân lại. 15Thầy bảo thật anh em, trong Ngày phán xét, đất Xơ-đôm và Gô-mô-ra còn được xử khoan hồng hơn thành đó.

Suy niệm/TÔI ĂN-NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA

Sau bao tháng ngày theo Chúa, đồng hành với Chúa, được sống thân mật bên Chúa trên đường sứ vụ, được Chúa dạy bảo đủ điều và chứng kiến những việc Chúa làm, để rồi hôm nay Chúa truyền cho người môn đệ bắt đầu nhiệm vụ.

Trước khi sai nhóm Mười Hai ra đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân, Chúa Giêsu đã chỉ dạy cẩn thận, căn dặn các môn đệ đủ điều, để các ông biết đâu là việc cần làm và tập trung vào điều gì chính yếu. Vì không khéo, người môn đệ dễ ngã theo những toan tính lan man, bám víu vật chất mà quên mất sứ mạng ban đầu. Mệnh lệnh có thể được coi là quan trọng nhất cho các môn đệ trước khi lên đường đó là: "Các con hãy đi rao giảng rằng ‘Nước Trời đã gần đến’".

Và rồi, Chúa cũng muốn các ông nhớ lại những kỷ niệm đẹp cùng những cử chỉ yêu thương mà Chúa dành cho các ông hay người này người kia ưu ái đến người loan báo Tin Mừng. Và một bài học không kém phần ý nghĩa, đó là “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không”. Chính khi người môn đệ phục vụ cho Tin Mừng một cách vô vị lợi, thì người môn đệ mới thanh thoát trước vàng bạc, tiền nong, hay lắng lo cho những nhu cầu vật chất khiến tay xách nách mang những của cải chóng qua, để rồi có nguy cơ mất phương hướng.

*SUY TỨ VÀ HÀNH ĐỘNG: Nguy cơ, có khi, đó là chúng ta đến xin Chúa cho mình có được công ăn việc làm thuận lợi, lấy lý do “có thực mới vực được đạo". Song, khi có được việc làm ăn, thì lại bù đầu vào công việc đến nỗi không còn thời giờ đến với Chúa, không có chỗ cho công tác tông đồ.

Những khi ấy, liệu chúng ta có can đảm nhìn lại đời sống Kitô hữu chúng ta, đời sống của người môn đệ được Chúa mời gọi thực thi sứ vụ tông đồ giáo dân không?

Lạy Chúa, chúng con cũng được mời gọi trở nên môn đệ Chúa, NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY chúng con cũng biết can đảm dấn thân cho Tin Mừng. Và chỉ như thế mới là tất cả cho chúng con. Amen.


GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Kính chuyển:
Hồng

BÁNH SỰ SỐNG - THỨ BA CN15TN-C

Đón nhận và sám hối.

16/07 – Thứ ba tuần 15 thường niên.

"Trong ngày phán xét, Tyrô và Siđon sẽ được xét xử khoan dung hơn các ngươi".

 

Lời Chúa: Mt 11, 20-24

Khi ấy, Chúa Giêsu quở trách các thành đã chứng kiến nhiều phép lạ Người làm mà không chịu sám hối: "Hỡi Côrôzain, khốn cho ngươi! Hỡi Bethsaiđa, khốn cho ngươi! Vì nếu đã xảy ra tại Tyrô và Siđon các phép lạ diễn ra nơi các ngươi, thì họ đã mặc áo nhặm, rắc tro mà ăn năn hối cải từ lâu rồi. Nên Ta bảo các ngươi: Trong ngày phán xét, Tyrô và Siđon sẽ được xét xử khoan dung hơn các ngươi.

"Còn ngươi, hỡi Capharnaum, chớ thì ngươi nhắc mình lên tận trời sao? Ngươi sẽ phải rơi xuống địa ngục, vì nếu các phép lạ diễn ra giữa ngươi mà xảy ra tại Sôđôma, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay. Vậy Ta bảo thật các ngươi: Trong ngày phán xét, Sôđôma sẽ được xét xử khoan dung hơn ngươi".

 

Suy Niệm 1: Lắng Nghe Lời Chúa

Văn minh càng tiến bộ, càng lôi kéo con người đến sa đọa và hủy hoại nền tảng gia đình và xã hội. Ngay từ thời xa xưa, các Tiên Tri trong Cựu Ước đã thấy được hiểm họa ấy.

 

Việc chúc dữ các đô thị là một trong những đề tài nổi bật trong lời rao giảng của các ngài. Sôđôma, Gômôra, Babylon, Tyrô, Siđôn là đối tượng của những lời rủa xả nặng nề nhất của các tiên tri. Những đô thị này không những là nơi phát sinh những sa đọa luân lý, mà còn là biểu tượng của óc tự mãn, sự tôn thờ ngẫu tượng của con người.

Chúa Giêsu cũng tiếp tục truyền thống tiên tri ấy khi Ngài lên tiếng chúc dữ một số thành phố như Corazin, Betsaida. Cuộc sống vật chất sung túc làm cho con người sa đọa, đồng thời chối bỏ tương quan với Ðấng Tạo Hóa. Con người được tạo dựng không phải để sống đơn độc một mình; chính trong tương quan với tha nhân mà con người nên thành toàn hơn, do đó gia đình và xã hội là nhân tố thiết yếu cho sự phát triển toàn diện con người.

Làng mạc, thành phố, đô thị, tự nó là những xã hội cần thiết để con người xây dựng các tương quan và nhờ đó phát triển nhân cách. Tuy nhiên, thay vì giúp con người phát triển, các đô thi thường lại đày đọa con người vào nỗi cô đơn và chối bỏ mối tương quan với Thiên Chúa. Sự trống rỗng trong lòng người dân đô thị cũng là dấu chỉ sự vắng bóng Thiên Chúa. Kinh Thánh không ngừng nhắc nhở con người biết rằng chỉ trong Thiên Chúa, con người mới có thể tạo được tương quan đích thực giữa người với người. Loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống, con người không những rơi vào sa đọa, mà còn cắt đứt mọi tương quan với tha nhân.

Lắng nghe Lời Chúa, đó là bí quyết để xây dựng cuộc sống xã hội, thắt chặt quan hệ với tha nhân và trở nên thành toàn. Ðó là điều Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ chúng ta trong Tin Mừng hôm nay: con người không thể xây dựng một xã hội tốt đẹp, nếu loại bỏ Thiên Chúa và những giá trị thiêng liêng ra khỏi cuộc sống.

Nguyện cho Lời Chúa soi sáng và hướng dẫn BẠN VÀ TÔI trong cuộc sống, để khi mưu sinh và xây dựng xã hội, ta biết đặt Thiên Chúa vào trọng tâm cuộc sống, đeo đuổi những giá trị thiêng liêng và xây dựng tình người.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

----------------------------------

ONE BREAD, ONE BODY - 10-7-2019

One Bread, One Body

<< Wednesday, July 10, 2019 >>  
 
Genesis 41:55-57; 42:5-7, 17-24
View Readings
Psalm 33:2-3, 10-11, 18-19 Matthew 10:1-7
Similar Reflections
 

THE THIRD FAMINE

 
"In fact, all the world came to Joseph to obtain rations of grain, for famine had gripped the whole world." —Genesis 41:57
 

In Joseph's time, there was a worldwide physical famine. Amos prophesied a spiritual famine: "Yes, days are coming, says the Lord God, when I will send famine upon the land: not a famine of bread, or thirst for water, but for hearing the word of the Lord" (Am 8:11).

Today we have worse famines. While hundreds of millions starve to death physically, Chinese Communists and Muslim-dominated countries deny well over two billion people free access to the spiritual food of Christian community, the Bible, and the Sacraments. Even worse than this, hundreds of millions of Christians have a third famine and are spiritually anorexic. They have imposed spiritual starvation on themselves.

This makes large sectors of the Church so weak that it becomes a doormat for the devil and lets him "get away with murder" as he destroys people through the other kinds of starvation (see Jn 8:44).

We need new Josephs to forgive, lead, and administer so as to renew the Church, which has the "authority to expel unclean spirits and to cure sickness and disease of every kind" (Mt 10:1). The Lord through His Church will free those who have lost their spiritual appetite.

The Church will call us to repentance and heal us of our sin-sickness, which has ruined our spiritual appetite. Then the Church will be nourished and strong enough to feed both the physically and spiritually hungry. The Church will proclaim the kingdom of God and displace the culture of death (see Mt 10:7).

 
Prayer: Father, help me to better recognize the effects of sin, especially spiritual anorexia.
Promise: "Go instead after the lost sheep." —Mt 10:6
Praise: Anne prays daily for both Church and government leaders.