4. Bánh Sự Sống

BÁNH SỰ SỐNG - THỨ SÁU 23-12-2018

THỨ SÁU TUẦN II MÙA VỌNG C

NGÀY 14/12/2018

LỄ THÁNH  GIOAN THÁNH GIÁ, LINH MỤC

 
 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu (Mt 11: 16-19)
 

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng:  "Tôi phải ví thế hệ này với ai? Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi lũ trẻ khác, và nói: ‘Tụi tôi thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa; tụi tôi hát bài đưa đám, mà các anh không đấm ngực khóc than’. Thật vậy, ông Gioan đến, không ăn không uống, thì thiên hạ bảo: ‘Ông ta bị quỷ ám’. Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo: ‘Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi’. Nhưng đức khôn ngoan được chứng minh bằng hành động".


Suy niệm

       Chúa Giêsu cảm nhận rõ những diễn tiến trong thời đại của Người. Chính Chúa Giêsu cũng không thoát khỏi sự chỉ trích và phê bình trái chiều đến từ dân chúng. Có người cho thế này, người khác lại bảo thế kia. Trên đời, chẳng ai làm vừa lòng tất cả mọi người. Thiên Chúa - Đấng vô cùng thánh thiện, tuyệt đối công minh, chính trực - vẫn bị trách móc, dè bỉu, thì con người với nhau làm sao có thể thoả mãn sự cảm tính thất thường của nhân sinh.

       Thiên Chúa là ánh sáng, là sự thật và là tình yêu. Nếu trong sự thật, người ta muốn nghe, tức khắc họ sẽ tìm kiếm để thủ đắc, chứ không cần ai giới thiệu. Tuy nhiên, người ta thường chỉ trích, phê bình lẫn nhau bằng những luận điệu khác nhau. Khi người ta vô cảm, vô tri thì dù có mời gọi thế nào họ vẫn chai cứng. Thậm chí, một người lớn cũng vướng phải những sai lầm của đứa trẻ: Không muốn tham gia sẽ không tham gia; muốn hưởng ứng sẽ hưởng ứng, v.v.

       Cái khó của Chúa Giêsu khi đối diện với đám đông cứng lòng tin là nhìn vào hành động của họ, để chứng minh, họ thuộc về đâu. Theo chính lời Người đã nói ở một chỗ khác trong Tin Mừng: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9,38-40) và “ai không cùng tôi thu góp là phân tán” (Lc 11,23), đó là sự khôn ngoan đến từ Thiên Chúa. 

      Chúng ta nhìn thấy gì qua sứ điệp Tin Mừng hôm nay? Người ta có thể phê bình thái quá với Gioan vì lối sống lập dị của ông, nhưng ông là người duy nhất sau bao thế kỷ có thể cảm hoá nhiều người và dẫn đưa họ đến với Chúa.

Còn Chúa Giêsu, Người bị chỉ trích, bị lên án và bị thủ tiêu, nhưng cuối cùng, chúng ta hôm nay đã bước theo Người và những mong, nhờ Người mà được sống và sống dồi dào, lại cũng vì Người mà BẠN VÀ TÔI chấp nhận đánh đổi, chấp nhận hy sinh; vì Người chúng ta muốn được vĩnh cửu và được sống trong vương quốc mà Người đã hứa. Phải chăng, cuộc sống luôn là những nghịch lý?


GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

Kính chuyển:

Hồng

BÁNH SỰ SỐNG -THỨ NĂM CN2MV -C

Hong Nguyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>

THỨ NĂM TUẦN II MÙA VỌNG C

LỄ NHỚ THÁNH LUCIA, TRINH NỮ TỬ ĐẠO

 


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu (Mt 11: 11-15)
 

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông. Từ thời ông Gioan Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được. Cho đến ông Gioan, tất cả các ngôn sứ cũng như lề luật đều đã nói tiên tri. Và nếu anh em chịu tin lời tôi, thì ông Gioan chính là Êlia, người phải đến. Ai có tai thì nghe”.

Suy niệm / GẶP ĐƯỢC LỜI CHÚA CON ĐÃ NUỐT VÀO (Gr 15, 16)

Sứ điệp ngày Thiên Chúa cứu độ dân Người là lời loan báo xuyên suốt bao thế kỷ của các ngôn sứ. Nhưng lời loan báo này được ứng nghiệm thật hoàn hảo qua Người Con chí ái - Chúa Giêsu Kitô. 

Vị tiên tri loan báo điều này không ai khác chính là Gioan Tẩy Giả - vị tiên tri cuối cùng của thời Cựu Ước. Ông loan báo ngày Chúa đến và dọn lòng dân đón Chúa. Ông kêu gọi người ta ăn năn sám hối, chịu phép rửa để được ơn tha tội. Cách thức ông làm đã mang lại một sức sống, một niềm hy vọng cho dân Chúa trong lúc tinh thần của họ xuống thấp đến nỗi trở nên thảm hoạ.

Nói đến Gioan Tẩy Giả, thường chúng ta nghĩ về ông như là con người được Thiên Chúa sử dụng cách ưu việt để làm công việc của Chúa. Ông củng cố, kiến tạo lòng dân xứng đáng đón nhận Đấng Cứu Thế, nên ông cũng được gọi là Gioan Tiền Hô. Tuy công trạng của ông rất hiển nhiên, mọi người công nhận và kính phục, nhưng chưa bao giờ Gioan nghĩ về cách gây ảnh hưởng cho mình nơi dân Chúa.

Ngược lại, ông luôn hướng dân Chúa đến Đấng cao cả xuất hiện sau ông, mà ông không xứng cởi quai dép cho Người. Ông còn dạy người ta phải khiêm tốn, hạ mình và vâng phục để Chúa lớn lên: “Chúa phải lớn lên, còn con phải nhỏ lại”. Như thế, Gioan gián tiếp nói với dân Chúa rằng, họ cần nghiêm túc thực hiện bài học luân lý về sự khiêm nhường, vâng phục để nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa đang đến.

Mùa Vọng là mùa của sự mong chờ trong tin yêu, hy vọng nhưng không kém phần quyết liệt của sứ điệp sám hối, canh tân biến đổi đời sống. Xây dựng nền tảng đạo đức tâm linh và thực hành lề luật cách trung tín là tối hậu thư cho mọi tín hữu. Để Mùa Vọng không qua đi vô nghĩa, chúng ta hãy quan tâm học hỏi, chia sẻ và hiệp nhất với nhau trong tinh thần và trong chân lý, để Chúa Giêsu đến với chúng ta cách lành lặn, an bình và hạnh phúc.

GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

Kính chuyển:

Hồng

BÁNH SỰ SỐNG - THỨ SÁU CN 1 MV -C

THỨ SÁU TUẦN I MÙA VỌNG C

LỄ NHỚ THÁNH AMBROSIÔ, GIÁM MỤC, TIẾN SĨ HỘI THÁNH


NGÀY 07-12-2018 
 

 

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mat-thêu (Mt 9: 27-31)

27 Đang khi Đức Giê-su ra khỏi nơi đó, thì có hai người mù đi theo kêu lên rằng: "Lạy Con Vua Đa-vít, xin thương xót chúng tôi!"28 Khi Đức Giê-su về tới nhà, thì hai người mù ấy tiến lại gần. Người nói với họ: "Các anh có tin là tôi làm được điều ấy không?" Họ đáp: "Thưa Ngài, chúng tôi tin".29 Bấy giờ Người sờ vào mắt họ và nói: "Các anh tin thế nào thì được như vậy".30 Mắt họ liền mở ra. Người nghiêm giọng bảo họ: "Coi chừng, đừng cho ai biết!"31Nhưng vừa ra khỏi đó, họ đã nói về Người trong khắp cả vùng.  

Suy niệm

"Đức Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương". Chúa Giêsu cho thấy Người có một trái tim tinh tế, nhạy cảm, luôn mở rộng và dạt dào cảm xúc trước con người và cuộc sống con người trong từng sự kiện, biến cố, dù lớn hay nhỏ. 

Tin Mừng nhiều lần cho thấy Chúa chạnh lòng thương trước những hoàn cảnh của con người. Chúa thương bà góa thành Naim khóc đứa con trai duy nhất đã chết (x. Lc 7,11-17). Chúa chạnh lòng thương khi thấy đám đông đói khát (x. Mt 14,14-15,32). Chúa thương hai người mù thành Giêrikhô (x. Mt 20,34); Chúa thương đám đông không người chăn dắt (x. Mt 9,36); Chúa thương người phong hủi (x. Mc 1,41), v.v.

Hôm nay thánh Matthêô lại cho thấy lòng Chúa xót thương trước cảnh đám đông lầm than vất vưởng như bầy chiên không người chăn dắt. 

Chúa không vô tâm với những gì đang diễn ra xung quanh. Vì thế, Chúa cảm nhận thật sâu nỗi đau, tiếng nức nở của những trái tim héo hắt. Chúa rung cảm trước biết bao nhiêu nỗi đau thương, sự thống khổ, sự sợ hãi của con người.

Học theo gương Chúa Giêsu, Đức Thánh cha Phanxicô đã trở thành vị Giáo hoàng "chạnh lòng thương". Cho đến bây giờ, sứ vụ và đường lối hoạt động của Đức Thánh cha, cho thấy ngài từng có những kinh nghiệm được Chúa thương xót. Ngài luôn thúc đẩy Hội Thánh phải "đi ra" với mọi tần lớp nhân loại. Đức Thánh cha luôn cổ vũ tinh thần tín thác vào Chúa. Ngài bênh vực những nạn nhân của áp bức, bóc lột. Ngài luôn kêu gọi các quốc gia giàu, các người giàu hãy sống tương trợ và giúp đỡ các quốc gia nghèo, các người nghèo.

Chúng ta cũng hãy nuôi dưỡng trong đời mình tâm hồn thương cảm và trắc ẩn. Nhờ đó, ta sẽ thôi ích kỷ, hết thờ ơ, không tỵ hiềm, không ganh ghét, không loại trừ. Ta cần nhìn người khác hơn là chỉ ích kỷ nhìn mình. Mỗi người hãy tập làm điều thiện và xa tránh thói quen chỉ biết lo cho bản thân. 

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết mở rộng trái tim để nhìn thấy nhu cầu của anh chị em mà chạnh lòng thuơng như Chúa. Xin đừng để chúng con chỉ biết thụ hưởng ích kỷ, nhưng luôn biết chạnh lòng thương. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Kính chuyển:
Hồng

BÁNH SỰ SỐNG - THU HAI CN2MV -C

BÁNH SỰ SỐNG - THU NĂM CN1 MV- C

THỨ NĂM TUẦN I MÙA VỌNG C

NGÀY 06/12/2018

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu (Mt 7: 21.24-27)

Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá. Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát.27 Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành.

Suy niệm

Hàng thì có hàng giả hàng thật; tin thì cũng có tin giả tin thật, báo lá cải, tin nhảm, lời đồn xàm bậy; người thì cũng có người giả người thật, người điêu ngoa, xảo trá, người chân thật, chất phác. Hàng ngày, mua phải hàng giả thì tốn tiền mà chất lượng lại kém. Những kẻ buôn hàng giả, làm hàng giả thì làm giàu nhanh chóng, thủ lợi đủ điều, bất chấp thiệt hại cho người tiêu dùng. Còn trong đời, đụng phải người xảo trá, giả dối, thì cũng khốn đốn cho ta. Thời càng loạn lạc, kẻ lừa dối giả danh càng nhiều. Nhân gian thường nói: Thạch Sanh thì ít Lý Thông thì nhiều là vậy. Đức Khổng Tử dạy rằng: “Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi”, nghĩa là, người quân tử hiểu rõ nghĩa, vì nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ lợi, vì lợi”. Sống giữa đời kẻ giả danh giả nghĩa, kẻ tiểu nhân nguỵ quân tử thì đông vô kể, người thiện lương thì ít ỏi biết bao. 

Thời của Chúa Giêsu, khi chứng kiến một xã hội đầy vẻ giả tạo và hình thức như thế, Người đã phải thốt lên: “Không phải những kẻ nói Lạy Chúa! Lạy Chúa! là được vào nước trời đâu”. Kẻ giả danh giả nghĩa, xảo ngôn, giảo trá không chỉ thông thường mà người còn nói tới chiều kích sâu xa hơn, là trong tôn giáo. Nhiều lần Chúa Giêsu đả kích những người biệt phái và luật sĩ vì sự giả danh giả nghĩa ấy. Chung quy cũng bởi không có cái tâm. Cái tâm của một con người chân thật và cái tâm của một con người tôn giáo. 

Những kẻ giả tâm thì xây dựng cuộc đời của họ trên cái lợi, lợi vật chất, tiền bạc, những cái lợi thế gian. Những người thiện tâm thì xây cuộc đời của mình trên cái nghĩa, nghĩa với người và nghĩa với đời. Xây trên lợi như xây nhà trên cát, sụp đổ theo thời gian, xây trên nghĩa, nghĩa với người và nghĩa với đời, như xây nhà trên đá. Tâm sinh nên nghĩa, tâm cắm rễ sâu vào lòng người mà làm cho nghĩa càng trường tồn. Những con người trọng nghĩa khí thì tồn tại trong nhau, trong thời gian và được hậu thế ca tụng. Những kẻ giả nhân giả nghĩa, những kẻ coi trọng lợi lộc vật chất và tiền bạc thì quên mất đi tình nghĩa, thủ lợi trước mắt mà quên đi cái lâu dài. 

Sống trong đời, nhất là trong đạo, cần thấu hiểu đạo đất trời, cần thấu hiểu cái nghĩa này mà sống cho chân thật trước mặt Chúa và anh chị em. 
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con lòng yêu mến Chúa và biết sống tình nghĩa với anh chị em. Xin cho mỗi ngày chúng con biết vun đắp lòng yêu mến Chúa và lòng yêu mến anh chị em thật nồng nàn. Amen.   

GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

Kính chuyển:

Hồng

Reply Reply to All Forward More

Click to Reply, Reply All or Forward

 
 
 
 

One click away from your upgraded Inbox