3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ TƯ LỄ TRO - NĂM THÁNH 2025 (Mt 6, 1- 6 ; 16 -18)

CHAY:  NHỊN

Khởi đầu Mùa Chay là Thứ Tư Lễ Tro. Lễ Tro không phải Lễ Trọng - Lễ Kính – Lễ Nhớ, nhưng có đủ 03 bài đọc, vì, là Lễ khởi đầu Mùa Chay, nên Lễ Tro có phần quan trọng. Mùa Chay : ” Mùa Chay nhằm chuẩn bị cử hành Lễ Vượt Qua.” Hội Thánh định nghĩa cách đơn sơ, ngắn gọn vậy thôi.

Vậy, Lễ Tro nói lên điều gì ? Thưa, Lễ Tro cho người tín hữu sự thống hối, biết thống hối, nhìn nhận sự tội lỗi của mình trước Mặt Chúa, đó là tâm tình khiêm nhường đích thật, là giục lòng sám hối. Vậy, xức tro là hình thức sám hối, nhìn nhận thân phận tội lỗi của mình. Nên, được gọi là Lễ Tro. Vì, Thiên Chúa muốn lòng nhân chứ không cần của lễ.

Khởi đi từ Bài Đọc I, trích sách tiên tri Giô-el, ( Ge 2, 12 -18), Sách Giô-el rất ngắn, chỉ có 03 Chương, Đoạn Sách Giô-el hôm nay cho chúng ta biết rõ lý do của việc ăn Chay, cách ăn Chay, nguyên nhân và ý nghĩa của việc ăn Chay là gì ?

 “Các ngươi hãy ăn chay khóc lóc, than van và thành tâm trở về với Ta; phải xé lòng mình ra chớ đừng xé áo, phải quy thuận Thiên Chúa là Chúa của mình...”. (Ge 2, 12 -13 a)

Theo đó, Thánh Kinh Cựu Ứơc cho chúng ta biết, Dân tộc Dothai là một Dân Tộc bất trung với Thiên Chúa. Họ là dân riêng, nhưng phản bội, bất trung với Thiên Chúa, nên chi Thiên Chúa sai tiên tri Giô-el đến với dân chúng để loan truyền Lời Chúa cho dân chúng để dân chúng biết mà thực thi Ý Ngài.

Cũng dân tộc đó, được Thiên Chúa loan truyền cách sám hối, nhiều lần, nhiều cách, họ cũng tái phạm. Cho đến khi, Thiên Chúa dùng một giải pháp tối ưu, sau cùng là ban Đấng Cứu Thế, Con Một Duy Nhất của Ngài đến với nhân loại. Rồi, họ cũng không TIN vào điều đó, họ lại cam tâm giết Đấng Cứu Thế. Nhưng, ƠN CỨU ĐỘ không phải do ý của dân Dothai mà được, mà là Ý ĐỊNH của Thiên Chúa, hầu biểu lộ trọn vẹn một tình yêu duy nhất và tận cùng. Để minh chứng rốt ráo và cao cả cách cụ thể, không qua hình thức trung gian nào khác. Mà là một ân sủng trực tiếp là chính Một Ngôi Vị Thiên Chúa từ Trời. Nhưng, dân tộc Dothai càng ngoan cố, thì họ không lãnh nhận được ƠN CỨU ĐỘ qua ĐỨC GIÊ-SU – KI-TÔ, mộ ân sủng lớn lao, một ân ban vĩ đại.

Vì thế, ƠN CỨU ĐỘ vẫn luôn được nhắc lại hàng năm, gọi là MẦU NHIỆM VƯỢT QUA của Tân Ứơc, Giao Ước mới và sau cùng, mà Đức Giê-su – KI-TÔ là Hy Lễ Hiến Tế - HY TẾ CỨU ĐỘ.

Theo đó , ĐỨC GIÊ-SU – KI-TÔ là : ” ĐẤNG CỨU CHUỘC CÁC KẺ TIN “  là như vậy.

Vì thế, ngoài Hội Thánh Công Giáo không có ƠN CỨU ĐỘ là như vậy.

Cuộc Tử Nan và Phục Sinh cảu Đức Giê-su –Ki-tô là một ân ban và tình yê nhưng không từ Thiên Chúa là Cha nhân hậu. Linh HỒN NGƯỜI TA CHỈ SỐNG NHỜ TÌNH YÊU của Thiên Chúa, không thể khác đi. Thiên Chúa không tạo thành sự chết, vì điều ấy ngược lại với Bản Tính Thần Linh là SỰ SỐNG duy nhất từ Thiên Chúa. Thiên Chúa không tạo thành sự dữ, sự đau khổ, sự bất hạnh. Vì, chính Thiên Chúa là sự Thánh Thiện tuyệt đối. Vì, Thiên Chúa không tự mâu thuẫn với chính mình.

Bài Đọc II (2 Cr 5, 20 - 6, 2), Quan trọng  là câu 2 của Chương 6, thánh Phao-lô cho chúng at biết :” ta đã nhận lời ngươi vào thời Ta thí ân, phù trợ ngươi trong ngày Ta cứu độ.”

Vì, Thiên Chúa đã  chấp nhận biến Đức Ki-tô thành “hiện thân “ của tội lỗi. Để trở nên Hy Tế đền bồi cho loài người. (2 Cr 5, 21), làm cho chúng ta trở nên công chính trong Người.

Vì, chỉ có nơi Thiên Chúa, mới có sự công chính mà thôi. Ngoài Hội Thánh Công Giáo không có ƠN CỨU ĐỘ là vậy.

Theo đó, Mùa Chay là để chuẩn bị TÂM HỒN  Mừng Lễ Vượt Qua của ĐỨC Ki-Tô, mà lễ Vượt Qua là MẦU NHIỆM TỬ NẠN và PHỤC SINH của NGƯỜI. HY TẾ của một Ngôi Vị Thiên Chúa.

Vì thế, tầm quan trọng của việc Chay Thánh là như vậy. Nhưng, Lời Chúa của Tin Mừng Lễ Tro cho chúng ta Gía Trị của việc Chay Thánh là TỊNH. CHAY TỊNH, vì sao phải Chay Tịnh ? Thưa, Lời Tin Mừng đã trả lời cho chúng ta là :

” Để Cha ngươi, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho ngươi ”. ( Mt 6, 4b)

Như vậy, Tin Mừng Lễ Tro ( Mt 6, 1 -6 ; 16 -18) hằng năm cho chúng ta ba cách để thực hành Mua chay la : BỐ THÍ (tức chia sẻ, bác ái ) – CẦU NGUYỆN – ĂN CHAY. Năm nay là NĂM THÁNH HY VỌNG 2025 Mùa Chay phải tích cực hơn.

  • Việc Chay Tịnh phải gắn liền với BÁC ÁI và CẦU NGUYỆN.
  • Tại sao phải CẦU NGUYỆN ? Thưa, theo Lời dạy của Chúa Giê-su là để khỏi sa chước cám dỗ.Vì, xác thịt thì yếu đuối.
  • Vì sao phải BỐ THÍ ? Thưa, bố thí là phương cách đền bù tội lỗi, đền tội. Vì, CHAY là SÁM HỐI, cụ thể của việc sám hối, hành động cụ thể của sám hối là phải biết nhường cơm sẻ áo cho tha nhân.Tức Bác Ái Ki-tô giáo.
  • Tại sao phải ăn Chay ? Thưa, quá rõ rồi, vì phải tỏ lòng ăn năn sám hối. Mà hành động cụ thể của sám hối là Bác Ái, muốn có bác ái thì phải “NHỊN “ bớt phần ăn của mình.
  • Như vậy, ăn Chay đứng hàng thứ ba, chứ không phải hàng đầu. Vì sao vậy ? Thưa, vì “ ĂN CHAY “ là phương cách đền tội, chứ không phải là mục đích khoe khoang, ăn Chay là để tỏ lòng sám hối , xin ơn tah thứ, nên chi việc BỐ THÍ không phải mình là chủ động chủ thể, mà là túc thể. Người được “BỐ THÍ” mới là khách thể, chủ thể của người bố thí. Vì, rõ ràng, muốn sám hối phải ăn Chay, mà điều kiện để ăn Chay có hiệu quả là phải biết NHƯỜNG CƠM SẺ ÁO CHO THA NHÂN, cùng với việc CẦU NGUYỆN.
  • Theo đó, muốn thực hành sám hối Mùa Chay có hiệu quả thì : Phải sám hối, sám hối thì phải ăn Chay, ăn Chay thì phải biết bố thí, và cầu nguyện. .
  • Ý nghĩa của việc xức tro trên đầu, và vị linh mục đọc : Người ơi , hãy nhớ mình là bụi tro, một mai rồi sẽ trở về bụi tro. Hoặc là : “HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG.”
  • THEO ĐÓ, XỨC TRO LÀ HÌNH THỨC, SÁM HỐI MỚI LÀ MỤC ĐÍCH, ĂN CHAY LÀ NỘI DUNG, BỐ THÍ LÀ PHƯƠNG CÁCH, PHƯƠNG TIỆN, CẦU NGUYỆN LÀ CHỦ ĐÍCH.
  • Tuổi giữ Chay từ 18 trọn đến đủ 60 tuổi. KiÊng thịt từ 14 tuổi cho đến chết, trừ bệnh nhân.
  • Mỗi buổi điểm tâm thay vì ăn 200 ngàn, hôm nay ăn Chay chỉ cần một quả trứng 2 ngàn , một ổ bánh mình 3 ngàn, một ly cà phê đá 12 ngàn. Vị chi 17 ngàn, còn lại 183 ngàn, cộng với buổi cơm trưa đúng 12 giờ khoảng 20 ngàn, cơm với cá kho, một ly trà đá miễn phí. Buổi cơm tối lúc 18 giờ cũng vậy, thêm một trái chuối. 40 ngàn tiền cơm 02 buổi, cộng với 17 ngàn điểm tâm sáng, vị chi 57 ngàn.Còn lại số dư khoảng hơn 140 ngàn để chia sẻ cụ thể cho một ai đó đang gặp bế tác, mặc nhiên phải có sự hy sinh, chính sự hy sinh đó là sự sám hối dâng lên cho Thiên Chúa để kết hiệp cuộc Khổ Nạn của Đức Ki-tô. Như vậy, ngày Chay trọn hảo. nếu trên thế giới hơn 1,2 tỷ người Công Giáo nhất tâm thực thi, thì số tiền không nhỏ.
  • Theo đó, việc sám hối mỗi năm có hai ngày Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu tuần Thánh,thật ý nghĩa tròn đầy. Việc sám hối rất nhẹ nhàng, so với ƠN CỨU ĐỘ CHỨA CHAN NƠI ĐỨC KI-TÔ.
  • Tiêu chuẩn của mỗi tu sĩ trong mỗi dòng tu là 25 ngàn mỗi ngày. Tương đương 01 Đô la Mỹ. Như, Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc, Thủ Đức Việt Nam, mỗi thàng phải chi phí trên 600 triệu VNĐ. Nhưng, Thiên Chúa vẫn nuôi sống.

 

  • Kết Luận : ĂN CHAY là để sám hối, SÁM HỐI là để ĐỀN TỘI, XIN ƠN THA THỨ, PHƯƠNG TIỆN LÀ BỐ THÍ, MỤC ĐÍCH LÀ CẦU NGUYỆN .
  • BỐ THÍ – CẦU NGUYỆN –ĂN CHAY: Là ba trong một, đó là : ĐỀN TỘI – XIN LỖI CHÚA .

Phương thức đền tội thật nhẹ nhàng,nhưng nếu thực thi trọn vn5 sẽ mang lại ƠN ÍCH vô cùng lớn lao.

Lạy Chúa Giê-su, Đấng Cứu Chuộc các kẻ TIN. Xin thương xót chúng con trong Mùa Chay Năm Thánh Hy Vọng 2025 nầy, hầu Ơn Chúa không mai một nơi nhân loại ./. Amen

  • Lạy Chúa Giê-su xin thương xót các linh hồn dâng hiến cho Thiên Chúa để phụng sự Người.
  • Xin cầu nguyện cho Linh Hồn Thầy Cả GIUSE ĐINH TẤT QUÝ, 81 tuổi, 55 năm linh mục. Người yêu mến, say mê Lời Chúa, truyền bá, phổ biến Kinh Thánh, Lời Chúa cách nhiệt tâm, thường xuyên một thời gian dài cho đến khi hết sức lực.

Lạy Chúa là Đấng đã dựng nên và Cứu Chuộc các kẻ TIN. Xin Chúa hãy lấy lòng rất nhân từ mà tha hết mọi thiếu sót lầm lỡ, mà linh hồn mục tử GIUSE ĐINH TẤT QUÝ khi còn ở trần gian chưa trọn vẹn. Nhưng, người đã hết lòng phụng sự Chúa. Xin cho kẻ đã yên nghĩ như Con Chúa, thì cũng được Phục Sinh như Người, hầu được chiêm ngưỡng Thánh Nhan muôn đời ./. Amen R-I-P.

  • Linh Hồn Nữ Tu MARIA PHẠM THỊ HƯỚNG, 54 TUỔI, 27 năm khấn dòng, 21 tuổi vào dòng 06 năm mới khấn lần đầu . O.P. Chị còn thua tuổi linh mục của cha Quý. Xin cho linh hồn MARIA sớm hưởng vinh quang Nước Trời. Amen R-I-P. Chị có những con số thật đẹp trong cuộc đời dâng hiến thật đẹp.

Lễ Tro 2025

P. A Trần Đình Phan Tiến

Xét đoán và kết án theo Chúa Giêsu

 Con người chúng ta thường quá độ lượng với chính mình, nhưng lại khắt khe với người khác, thấy lỗi người khác mà không thấy lỗi của mình; phê phán người khác mà không tự phê phán mình; đó là thứ mù quáng và giả hình mà Chúa Giêsu nhiều lần cảnh báo.

Nhìn thấy cái rác trong mắt anh em dễ hơn là thấy cây đà trong mắt mình. Không phải ta không thấy vướng mắt, nhưng là vì ta quá quảng đại với bản thân, thậm trí viện dẫn muôn ngàn lý do để cho rằng cái đà trong mắt ta chẳng có là gì trước mặt mọi người. Tình trạng đó đưa ta đến một khả năng rất dễ thấy cái rác trong mắt anh em mình.

Việc Chúa dạy chúng ta phải làm là “trước hết phải lấy cây đà khỏi mắt mình đi” (Lc 6, 42). Chúa muốn thay đổi cái nhìn, nhận ra mình cần được sửa đổi trước đã, để nhờ thay đổi bản thân, ta không còn thấy và muốn nhặt rác trong mắt anh em mình nữa, rộng lượng hơn đối với anh em. Chúa nói : “Môn đệ không trọng hơn Thầy; nếu môn đệ được giống như Thầy, thì kể là hoàn hảo rồi” (Lc 6, 40). Chúa là Thiên Chúa, Người đã không khắt khe với ta, sao ta lại vượt quá cách Chúa đối xử đại lượng với chúng ta.

Thật lỗi phạm biết bao khi ta xét nét anh em! Ta quên rằng chính ta lắm khi còn tệ hơn thế nữa. Chính bản thân ta vẫn còn đầy những thói hư tật xấu. Khi lên án, chỉ trích anh em, tôi làm như thể ta vô tội. Thực ra đó chỉ là cái đà lớn che đi con người của tôi mà thôi. Tất cả chúng ta được Thiên Chúa đối xử khoan hồng với giá máu châu báu của Chúa Kitô. Nhưng thư hỏi : Chúng ta đã được tha thứ điều gì? Hãy nhớ lại những điều tệ hại và xấu xa chính bản thân ta đã làm trong cuộc đời ta. Thế mà Thiên Chúa đã tha thứ tất cả.

Chuyện kể rằng : Có một vị vị ân sĩ kia, khi đến thăm một đan viện, thấy một tu sĩ làm điều lỗi, ngài có ý lên án. Khi trở về chòi trong sa mạc, gặp một thiên thần đứng chặn trước cửa và nói : “Ta không cho ngươi vào”. Ngài ngạc nhiên hoi : “Tại sao thế thưa ngài ?” Thiên thần đáp : “Thiên Chúa sai ta đến hỏi ngươi, xem ngươi đẩy vị tu sĩ ấy đi đâu ?” Lập tức, vị ấy hối hận thưa : “Tôi đã phạm tội, xin tha cho tôi”. Thiên sứ bao : “Thiên Chúa tha cho ngươi, ngươi hãy giữ mình chớ bao giờ xét đoán ai, trước khi Thiên Chúa xét xử người ấy”.

Chắc chắn không ai muốn sống mà lúc nào cũng bị người khác để ý từng hành vi, cư chi. Vậy đừng làm cho người ta cái gì mình không ưa thích. Chúa nhắc nhớ chúng ta : “Hãy lấy cái đà trong mắt chúng ta trước, rồi lấy rác nơi anh em sau” (Lc 6, 42). Chúa sinh chúng ta ra mỗi người một vẻ để chúng ta đùm bọc nhau, sưa chữa nhau chứ không để hại nhau đâu. Hãy tha thứ và nhiệt tình phục vụ anh em, đừng xét đoán, đừng lên án. Đó là điều Chúa nhắn nhủ chúng ta hôm nay.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết nghe lời Chúa dạy và đem ra thực hành trong đời sống. Amen.

 Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ - GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH: TỰ BIẾT MÌNH

Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!

Chúng ta hãy tiếp tục khám phá chủ đề về sự phân định. Lần trước chúng ta đã xem xét việc cầu nguyện, được hiểu là sự thân tình và tin tưởng vào Chúa, như một yếu tố không thể thiếu. Việc cầu nguyện, không giống như vẹt nói, nhưng là sự thân tình và tin tưởng vào Chúa; việc cầu nguyện của con cái với Cha của chúng; việc cầu nguyện với một trái tim rộng mở. Chúng ta đã thấy điều này trong bài giáo lý trước. Hôm nay, tôi muốn nhấn mạnh, theo cách gần như bổ sung, rằng sự phân định tốt cũng đòi hỏi sự tự biết chính mình.

Biết chính mình. Điều này không dễ dàng. Thật vậy, sự phân định liên quan đến các khả năng của con người chúng ta: trí nhớ, trí tuệ, ý chí, tình cảm. Thông thường, chúng ta không biết cách phân định vì chúng ta không hiểu rõ bản thân mình, và do đó chúng ta không biết mình thực sự muốn gì. Anh chị em đã thường nghe: “Nhưng người đó, tại sao người đó không sắp xếp cuộc sống của mình? Người đó chưa bao giờ biết mình muốn gì ...” Dù không đến mức cực đoan như vậy, nhưng chúng ta cũng không biết rõ mình muốn gì, chúng ta không biết rõ bản thân mình.

  1. Trở ngại lớn nhất là không hiểu rõ bản thân

Đằng sau những nghi ngờ về mặt tâm linh và khủng hoảng nghề nghiệp, thường không có đủ nối kết giữa đời sống tôn giáo và chiều kích nhân linh, nhận thức và cảm xúc của chúng ta. Một tác giả viết về tâm linh đã lưu ý rằng có bao nhiêu khó khăn về chủ đề phân định chỉ ra những vấn đề khác, cần được nhận ra và khám phá. Tác giả này viết: “Tôi đã đi đến kết luận rằng trở ngại lớn nhất đối với sự phân định thực sự, và sự tăng trưởng thực sự trong việc cầu nguyện, không phải là bản tính vô hình của Thiên Chúa, mà là thực tế rằng chúng ta không hiểu rõ bản thân mình, và thậm chí không muốn hiểu bản thân mình như chúng ta thực sự là. Hầu như tất cả chúng ta đều ẩn sau một chiếc mặt nạ, không chỉ trước mặt người khác, mà cả khi chúng ta nhìn mình trong gương” (xem Thomas H. Green, Weeds Among the Wheat, 1984). Tất cả chúng ta đều bị cám dỗ đeo mặt nạ, ngay cả trước mặt chính mình.

Việc quên mất sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta đi đôi với sự thiếu hiểu biết của chúng ta về bản thân mình - phớt lờ Chúa và phớt lờ chính mình - không biết về các đặc điểm tính cách và những mong muốn sâu sắc nhất của chúng ta.

  1. Không khó để hiểu bản thân

Hiểu bản thân không khó, nhưng rất tốn công: đòi hỏi phải kiên nhẫn tự vấn. Nó đòi hỏi khả năng dừng lại, “vô hiệu hóa chế độ lái tự động”, để có được nhận thức về cách hành động của chúng ta, về những cảm xúc ẩn chứa bên trong chúng ta, về những suy nghĩ lặp đi lặp lại chi phối chúng ta, và thường là vô thức. Nó cũng đòi hỏi chúng ta phải phân biệt giữa cảm xúc và khả năng tâm linh. “Tôi cảm thấy” không giống như “Tôi xác tín”; “Tôi thấy muốn” không giống như “Tôi muốn”. Vì vậy, chúng ta nhận ra rằng quan điểm của chúng ta về bản thân và về thực tại đôi khi có phần méo mó. Nhận ra điều này là một ân sủng! Thật vậy, rất thường xảy ra trường hợp những niềm tin sai lầm về thực tại, dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chúng ta, hạn chế quyền tự do cố gắng đạt được những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

  1. Mật khẩu của cuộc sống tâm linh

Sống trong thời đại máy tính, chúng ta biết rằng việc mật khẩu quan trọng như thế nào để vào được các chương trình lưu trữ thông tin cá nhân và có giá trị nhất. Nhưng cuộc sống tâm linh cũng có “mật khẩu” của nó: có những từ khóa chạm đến trái tim chúng ta vì chúng ám chỉ đến những gì nhạy cảm nhất đối với chúng ta. Kẻ cám dỗ, tức là ma quỷ, biết rõ những từ khóa này, và điều quan trọng là chúng ta cũng phải biết chúng, để không rơi vào chỗ mà chúng ta không muốn. Cám dỗ không nhất thiết gợi ý những điều xấu, mà thường là những điều ngẫu nhiên, được trình bày với tầm quan trọng quá mức. Theo cách này, cám dỗ thôi miên chúng ta bằng sức hấp dẫn mà những điều này khơi dậy trong chúng ta, những điều đẹp đẽ nhưng ảo tưởng, không thể mang lại những gì chúng hứa hẹn, và do đó cuối cùng để lại cho chúng ta cảm giác trống rỗng và buồn bã. Cảm giác trống rỗng và buồn bã đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta đã liều thân vào những con đường không đúng đắn, khiến chúng ta mất phương hướng. Ví dụ, những con đường đó có thể là bằng cấp, sự nghiệp, các mối quen biết, tất cả những thứ tự thân chúng đáng khen ngợi, nhưng nếu chúng ta không được tự do, chúng ta có nguy cơ ấp ủ những kỳ vọng không thực tế, tỉ như muốn khẳng định giá trị của mình. Ví dụ, khi bạn nghĩ về một nghiên cứu mà bạn đang thực hiện, bạn chỉ nghĩ đến việc quảng bá bản thân, lợi ích của riêng bạn, bạn có nghĩ đến việc phục vụ cộng đồng không? Chính nơi đó, người ta có thể thấy được sự cố ý của mỗi người chúng ta. Nỗi đau khổ lớn nhất thường đến từ sự hiểu lầm này vì không có điều nào trong số những điều đó có thể là sự đảm bảo cho phẩm giá của chúng ta.

  1. Biết mật khẩu của trái tim mình

Anh chị em thân mến, đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải biết chính mình, biết mật khẩu của trái tim mình, biết những gì chúng ta cảm nhận nhanh nhất, để bảo vệ mình khỏi những kẻ hay đưa ra những lời này lẽ nọ nhằm cố thuyết phục và thao túng chúng ta, nhưng cũng để nhận ra điều gì thực sự quan trọng đối với chúng ta, phân biệt điều quan trọng đó với những xu hướng nhất thời hoặc những khẩu hiệu hào nhoáng, hời hợt. Nhiều lần, những gì được nói trong một chương trình truyền hình, trong một quảng cáo nào đó, chạm đến cõi lòng chúng ta và khiến chúng ta đi theo con đường đó mà không còn tự do. Hãy cẩn thận về điều đó: tôi có tự do không, hay tôi để mình bị lung lay bởi cảm xúc chóng qua, hoặc những thôi thúc nhất thời?

  1. Việc xem xét lại lòng mình

Một trợ giúp trong việc này là việc xét mình, nhưng tôi không nói về việc xét mình mà tất cả chúng ta đều làm khi đi xưng tội, không phải xét mình như thế. Nghĩa là: “Tôi đã phạm tội này, tội kia...”. Không phải như thế. Mà là việc xét mình chung sau một ngày sống: điều gì đã xảy ra trong lòng tôi ngày hôm nay? “Rất nhiều điều đã xảy ra...”. Điều nào? Tại sao? Chúng đã để lại dấu vết gì trong lòng tôi? Thực hiện việc xét mình, đó là thói quen tốt, nghĩa là bình tĩnh xét lại những gì đã xảy ra trong ngày, học cách ghi nhận, trong các lượng giá và lựa chọn của mình, những gì chúng ta coi trọng nhất, những gì chúng ta đang tìm kiếm và lý do tại sao tìm kiếm, và những gì rốt cuộc chúng ta tìm thấy. Trên hết, học cách nhận ra điều gì làm thỏa mãn trái tim tôi. Điều gì làm thỏa mãn trái tim tôi? Vì chỉ có Thiên Chúa mới có thể xác nhận giá trị của chúng ta. Ngài nói với chúng ta điều này mỗi ngày từ trên thập giá: Ngài đã chết vì chúng ta, để cho chúng ta thấy chúng ta quý giá biết bao trong mắt Ngài. Không có trở ngại hay thất bại nào có thể ngăn cản vòng tay dịu dàng của Ngài. Việc xét mình có ích rất nhiều, vì bằng cách này, chúng ta thấy rằng cõi lòng mình không phải là con đường để mọi thứ trôi qua mà chúng ta không hề hay biết. Không phải thế. Hãy xem coi: điều gì đã trôi qua hôm nay? Điều gì đã xảy ra? Điều gì khiến tôi phản ứng? Điều gì khiến tôi buồn bả? Điều gì khiến tôi vui vẻ? Điều gì là tệ hại và tôi có làm hại người khác không? Đó là việc nhìn thấy con đường mà cảm xúc của chúng ta đã đi, những điểm hấp dẫn trong trái tim tôi ngày vừa qua. Đừng quên! Hôm kia chúng ta đã nói về việc cầu nguyện. Hôm nay chúng ta đang nói về sự tự biết chính mình.

Cầu nguyện và tự biết mình giúp chúng ta lớn lên trong sự tự do. Điều này là để lớn lên trong sự tự do! Đây là những yếu tố cơ bản của đời sống Kitô hữu, những yếu tố quý giá giúp người ta tìm được vai trò của mình trong cuộc sống. Xin cảm ơn anh chị em. [1]

[1] Buổi tiếp kiến chung, Quảng trường Thánh Phêrô, thứ Tư, ngày 5 tháng 10 năm 2022.

Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung

Từ: https://www.vatican.va

LỜI NÓI

(Đhc 27. 5-8; 1Cor 15, 54-58; Lc 6, 39-45).

Bài đọc Sách Huấn Ca hôm nay là lời dậy rất chân thành và ý nghĩa: Có thử lửa mới biết bình thợ gốm, nghe chuyện trò, biết ai rởm ai hay (Đhc 27, 5). Những lời dậy bảo khôn ngoan đã hình thành trong cộng đồng người Do-thái cả mấy ngàn năm trước. Đây là lời mạc khải, có thể áp dụng cho mọi nơi và mọi thời. Sự khôn ngoan và chân thật được tỏ bày qua ngôn ngữ. Nghe giọng nói, kiểu nói, cách nói và ngôn từ, chúng ta có thể hiểu được tâm trạng và tính khí của người đó. Các kiểu nói diễn tả khác nhau như trong lúc bình thường, giận dữ hay vui vẻ. Thực sự chúng ta không dễ để đo lường tất cả. Đôi khi giọng nói nhẹ nhàng, ngon ngọt nhưng tâm địa đầy ác ý. Mật ngọt chết ruồi. Người ta thường nói: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau là thế. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể ý thức và điều khiển mọi lời nói.

Huấn ca dậy chúng ta nên cẩn thận khi chê hoặc khen bất cứ người nào. Cần lắng nghe nhiều hơn là nói. Thượng Đế ban cho chúng ta có hai lỗ tai để nghe. Nghe cả hai phía, bên đúng bên sai và bên phải bên trái vì chân lý không hẳn ở một bên. Chúng ta lắng nghe điều được khen và chấp nhận điều bị chê. Chúng ta chỉ có một cái miệng và một cái lưỡi, Thượng Đế muốn chúng ta nói ít nhưng nghe nhiều. Bất cứ điều gì, chúng ta cần lắng nghe, phân tích, cân đo và phán đoán cho chính xác. Có biết bao nhiêu truyện xảy ra mỗi ngày, chúng ta cần bình tĩnh và khôn ngoan để nhận định đúng sai, hay dở để học hỏi và trau dồi kiến thức. Đừng cả tin và cũng đừng quá hoài nghi. Chọn thái độ trung dung trước, vì có rất nhiều yếu tố kết thành một sự kiện hay một câu truyện. Ngạn ngữ Pháp nói rằng: Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.

Truyện kể: Một tín đồ đến thăm một vị mục sư xứ Tô Cách Lan và muốn nói xấu một vài giáo hữu khác. Mục sư hỏi: Ngoài ông ra có ai biết chuyện đó nữa không? Thưa không. Ông đã thuật lại chuyện ấy cho người nào chưa? Thưa chưa. Vậy ông nên dấu chuyện ấy nơi chân Chúa và đừng nhắc đến nữa. Ta không nên gây chuyện rắc rối cho kẻ khác. Một trong những lỗi lầm mà chúng ta thường phạm là thích nghe truyện xấu của người khác và mong muốn truyện xấu đó được truyền xa. Dù là truyện xấu đó có thật hay không, vẫn có nhiều người thích nghe.

Ở đời, có lắm truyện thị phi và những truyện vô thưởng vô phạt hấp dẫn chúng ta. Nói truyện của người là tự tách biệt chúng ta ra khỏi sự liên quan tới họ. Nghĩ rằng chúng ta tốt lành và khôn ngoan hơn họ. Chúa Giêsu khuyên dạy: Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới? (Lc 6, 41). Nói nhiều thì lỗi nhiều. Vì chúng ta dễ dàng phê phán người khác trong khi chỉ biết một chút xíu chi tiết câu truyện của họ. Thêm mắm thêm muối cho câu truyện thêm hấp dẫn là do lòng tà mà ra.

Cây tốt thì sinh trái tốt: Không có cây nào tốt mà lại sinh quả sâu, cũng chẳng có cây nào sâu mà lại sinh quả tốt (Lc 6, 43). Đây là nguyên lý nhân qủa. Chúng ta biết rằng trên đời này không có ai tốt hoàn toàn và cũng không có ai hư đốn hoàn toàn. Trong mỗi con người còn có cái nhân thiện, tốt và dễ thương. Chúng ta hãy cố gắng tìm xem những cái tốt nơi người khác để khuyến khích và nâng đỡ để phát triển. Mỗi cá nhân là một thụ tạo quý giá mà Thiên Chúa đã an bài cho hiện hữu trên đời. Ai cũng có thể thực hiện việc tốt và xây dựng công ích chung. Có những kho tàng tốt ẩn tàng trong từng trái tim, điều quan trọng là chúng ta biết khơi dậy và mở cửa để có thể cảm thông với mọi người và thế giới chung quanh.

Một trong những thói xấu là sự xét đoán anh chị em, dù đúng hay sai. Ai xét đoán sẽ bị đoán xét. Chúng ta dễ dàng nhìn thấy những thói hư tật xấu của người khác, nhưng không dễ nhìn thấy tật hư của chính mình. Có khi chúng ta rơi vào thói xấu là đi tìm lông bới vết để bêu xấu người khác giống như gà bới rác. Hãy hạn chế bớt những lời nói hành nói tỏi, sẽ giúp cho cuộc sống tinh thần của chúng ta an bình và thanh thản. Chúa Giêsu đã cảnh cáo những kẻ giả hình chỉ nhìn thấy cái rác trong mắt anh em, còn cái đà trong mắt mình thì chẳng để tâm. Bởi thế thùng rỗng thường kêu to là vậy. Nói truyện người để che lấp truyện mình. Đây là thái độ tiểu tâm và là chất độc của dối gian. Thánh Phaolô nói đến tử thần vì tội lỗi. Tội lỗi là chất độc và là sự xấu xa sẽ đưa đến sự chết: Tử thần có độc là vì tội lỗi, mà tội lỗi có mạnh cũng tại có Lề Luật (1Cor 15, 56).

Lạy Chúa, Lời của Chúa là lời hằng sống, linh nghiệm và bổ sức tâm linh. Xin cho chúng con biết lắng nghe và đem ra thực hành. Giúp chúng con biết dùng lời nói để xây dựng hòa bình và đem lại sự đoàn kết an vui với mọi người.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

YẾU ĐUỐI, PHỤ THUỘC

Thứ Bảy Tuần 7 Thường Niên C

“Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào!”.

“Người môn đệ không chỉ ‘phục vụ những người bé nhỏ’, mà còn phải ‘thừa nhận mình là một trẻ nhỏ’. Đó là bước đầu tiên để mở lòng ra với Chúa! Việc nhận ra mình nhỏ bé là điểm khởi đầu để trưởng thành! Chính trong sự yếu đuối, phụ thuộc của mình, chúng ta khám phá ra Chúa chăm sóc chúng ta nhiều như thế nào!” - Phanxicô.

Kính thưa Anh Chị em,

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu không chỉ bảo vệ nhưng Ngài còn đề cao trẻ em - những sinh linh ‘yếu đuối, lệ thuộc!’. Ngài nói, “Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào!”.

Là một môn đệ, tại sao chúng ta phải thừa nhận mình là một trẻ nhỏ? Thưa bởi lẽ, sự giản dị, lòng tin, ý định trong sáng, sự minh bạch và khả năng phục hồi là những phẩm chất mà trẻ em thường có. Trẻ em không cưu mang những ý định xấu; chúng chóng tha thứ và dễ hoà giải khi xảy ra xung đột. Và trẻ em có sự tin tưởng không lay chuyển vào sự chăm sóc của mẹ cha. Đây là những phẩm chất mà chúng ta - những môn đệ Giêsu - cần noi theo trong mối quan hệ của mình với Ngài.

Khi chúng ta già đi - khi lý trí phát triển - chúng ta có thể mất đi một số phẩm chất quan trọng đã có khi còn nhỏ. Nhưng khi nói đến mối quan hệ của chúng ta với Chúa, chúng ta không bao giờ được đánh mất những phẩm chất trẻ thơ khiến chúng ta hoàn toàn tin tưởng và phụ thuộc vào sự quan phòng chăm sóc của Ngài.

Trẻ em ‘yếu đuối, phụ thuộc’ theo nghĩa trẻ không thể tự chăm sóc nhưng hoàn toàn dựa vào người khác, đặc biệt là cha mẹ. Vì lý do đó, trẻ em là hình ảnh lý tưởng về cách chúng ta tiếp cận Chúa. Nhìn nhận sự bất lực của mình, chúng ta ý thức, tôi không có khả năng tự lo cho bản thân. Và dù có thể đạt được một số độc lập nhất định khi trưởng thành - có thể tự cung cấp về mặt vật chất - bạn và tôi vẫn sẽ không bao giờ có thể tự cung cấp các nhu cầu tâm linh bên trong. Đối với các nhu cầu này, chúng ta vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào lòng thương xót của Chúa. Đừng quên, trong cốt lõi, chúng ta là những thực thể khao khát thoả mãn tâm linh vì sự thoả mãn vật chất hoặc xác thịt - có thể tự mình đạt được - sẽ không bao giờ đủ để thoả mãn ở cấp độ sâu sắc nhất. Chúa và chỉ có Chúa mới có khả năng thực hiện hình thức thoả mãn này.

Anh Chị em,

“Phải thừa nhận mình là một trẻ nhỏ!”. “Chúng ta thường quên mất điều này. Trong sự thịnh vượng, sung túc, chúng ta có ảo tưởng chúng ta tự đủ cho chính mình; chúng ta không cần Thiên Chúa. Đây là một lừa dối nghiêm trọng, vì mỗi người chúng ta đều là một người đang cần được giúp đỡ. Khi chúng ta cảm thấy nhỏ bé trước một vấn đề, nhỏ bé trước một cây thánh giá, một căn bệnh; khi chúng ta trải qua sự mệt mỏi và cô đơn, chúng ta đừng nản lòng. Hãy để chiếc mặt nạ hời hợt và sự mong manh triệt để của chúng ta rơi xuống! Thật vậy, chính trong sự ‘yếu đuối, phụ thuộc’ của mình, chúng ta mới khám phá ra Chúa chăm sóc chúng ta nhiều như thế nào!” - Phanxicô.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con biết rằng, Chúa và chỉ có Chúa mới có khả năng giúp con nên thánh, giúp con trưởng thành nhân cách!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

Subcategories